III. Ðoán mò hoặc bịa ra nghĩa của các từ tố vì không biết “mặt chữ”
Ðối với phần lớn những từ Việt gốc Hán, mọi người Việt Nam đều có thể hiểu đúng và định nghĩa rất đúng nhờ quá trình học hỏi và sử dụng tiếng Việt hoặc nhờ các cuốn từ điển tiếng Việt có chất lượng tốt. Nhưng muốn giảng nghĩa các từ tố cho thật chính xác thì khó hơn nhiều và phải sử dụng những bộ từ điển chữ Hán có dung lượng lớn hơn rất nhiều so với cuốn từ điển về tiếng Việt gốc Hán mà ta muốn biên soạn. Chẳng thế mà khi khảo đính văn bản Truyện Kiều, các học giả đã phải mất hàng năm ròng và phải sử dụng một số sách vở có dung lượng lớn gấp hàng trăm lần so với Truyện Kiều.
Khi thấy soạn giả giảng đúng nghĩa của từ nhưng giảng sai nghĩa của các từ tố, chúng tôi nghĩ ngay đến những em học sinh dốt về môn toán nhưng giỏi “cóp” bài của bạn. Các cậu này nhiều khi ghi được đáp số đúng nhưng không thể che giấu được cái dốt của mình vì cách làm bài để dẫn tới đáp số ấy thì sai hoàn toàn.
Cứ dựa theo âm để đoán nghĩa chứ không căn cứ vào dạng chữ Hán của các từ tố thì ắt phải “phán” sai rất nhiều chỗ, nhiều khi đến mức ngây ngô, nực cười. Như đã nói ở phần trên, có rất nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa nên phải thông thạo "mặt chữ" thì mới có thể hiểu đúng và giảng đúng nghĩa. Không đọc được chữ Hán mà cứ dựa theo âm để đoán thì sai là chuyện đương nhiên. Dưới đây xin nêu năm chục trường hợp như thế.
1. anh hùng 英雄
Theo soạn giả thì chữ anh ở đây có nghĩa là hoa đẹp, là vẻ đẹp, là người tài năng xuất chúng, còn chữ hùng có nghĩa là loài thú khoẻ nhất, là dũng cảm. Như vậy là ông chỉ giảng đúng nghĩa cuả chữ anh, còn chữ hùng thì giảng sai hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, có hai chữ "hùng" là 雄 và 熊. Chữ hùng thứ nhất có nghĩa gốc là con chim trống hay con vật giống đực, và các nghĩa mở rộng là: a) nhân vật kiệt xuất, như trong các từ hùng trưởng, xưng hùng xưng bá; b) quốc gia giàu mạnh, như trong cụm từ chiến quốc thất hùng, nghĩa là bảy nước giàu mạnh nhất thời Chiến quốc; c) các nghĩa khác nữa như to lớn, mạnh mẽ, đều là những tính từ. Chữ hùng thứ hai 熊 nghĩa là con gấu như trong các từ Ðại Hùng Tinh nghĩa là Chòm sao Gấu Lớn và Tiểu Hùng tinh nghĩa là Chòm sao Gấu Bé). Chữ "hùng" thứ nhất, với nghĩa là nhân vật xuất chúng mới có mặt trong từ "anh hùng" 英雄. Soạn giả này đã giảng giải rằng, trong từ "anh hùng", chữ "hùng" nghĩa là loài thú khoẻ nhất, tức là con gấu. Thật là hài hước, nhưng có lẽ người đọc không khỏi xấu hổ thay cho soạn giả.
2. âm vị 因位
Ðó là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ. Ðịnh nghĩa như vậy có lẽ cũng chấp nhận được. Nhưng soạn giả giải thích rằng, "vị" nghĩa là nói, thì hoàn toàn sai! Trong các từ điển chữ Hán, từ "âm vị" (từ tương ứng trong tiếng Anh là phoneme) đựợc viết là 音位. Chữ "vị" ở đây nghĩa là chỗ đứng, là vị trí, là đơn vị, chứ không phải vị là "nói" 謂 như soạn giả đã dạy bảo.
3. ẩn dụ 隱喻
Ẩn dụ là phép mỹ từ dùng sự so sánh ngầm. Soạn giả viết như vậy quả là không sai, nhưng ông lại giải thích rằng: ẩn = giấu kín, lánh đi, ngầm; và, dụ = rõ ràng, thì đã bộc lộ ngay một điều không ổn, vì hai trạng thái giấu kín và rõ ràng được kết hợp với nhau cùng một lúc, thật mâu thuẫn. Hơn nữa, như vậy thì ẩn và dụ đều chỉ tính chất chứ không chỉ hành động, mà từ ẩn dụ thì lại chỉ hành động chứ không chỉ tính chất. Theo từ điển Từ hải, chữ dụ 喻 có ba nghĩa: a) hiểu dụ (nghĩa là cấp trên giảng giải cho cấp dưới hiểu rõ), b) thông hiểu (nghĩa là hiểu hết), và c) tỉ dụ, tức là ví dụ. Cả ba nghĩa này đều chỉ hành động. Ðem mấy nghĩa này ghép với từ tố ẩn thì ta có thể hiểu rằng, ẩn dụ là so sánh ngầm, hoặc là chỉ bảo ngầm, và cũng có thể là làm cho hiểu ngầm. Trong tiếng Hán, còn có từ minh dụ 明喻, nghĩa là so sánh rõ ràng, cụ thể, đó là từ phản nghĩa với từ ẩn dụ.
4. bàng bạc 磅礡
Soạn giả cho rằng, bàng = rộng lớn; bạc = đầy bốn mặt, và, bàng bạc = rộng lớn, tràn lan khắp nơi. Cứ theo lời diễn giải ấy, chúng tôi tìm trong các từ điển Hán - Việt thì thấy chữ "bàng" 龐 có nghĩa là rộng lớn. Tiếc thay, cả ở các từ điển lớn của Trung Quốc như Từ nguyên và Từ hải đều không thấy trường hợp nào có chữ bàng 龐 ấy đi kèm với một chữ bạc nào cả. Ngoài ra, chúng tôi cũng chưa tìm thấy chữ bạc nào có nghĩa là "đầy bốn mặt". Tuy vậy, cuối cùng cũng tìm được từ bàng bạc 磅礡 trong các từ điển của Trung Quốc. Nhưng các chữ bàng 磅 và bạc 礡 ở đây lại không hề có nghiã gốc như soạn giả đã giảng. Cụ thể, bàng 磅 là một từ tượng thanh (âm phổ thông Trung Quốc đọc gần giống như "pang" trong tiếng Việt), có nghĩa gốc là tiếng kêu khi đá rơi hoặc khi đập vào đá, và nghĩa mở rộng là đầy ứ. Chữ bạc 礡 thì có nghĩa là nện, là đập. Nghĩa của từ bàng bạc 磅礡 này là rộng lớn và tràn đầy, phù hợp với nghĩa mà soạn giả đã nêu. Như vậy là, ông đã chép ở đâu đó được cái nghĩa đúng của từ bàng bạc 磅礡 trong tiếng Hán, nhưng lại tự ý suy luận sai nghiã của các từ tố "bàng" và "bạc". Suy luận dựa theo cảm giác chủ quan của mình thì hết sức thiếu trách nhiệm và đương nhiên là sẽ phạm sai lầm. Xin lưu ý thêm rằng, chữ "bàng" 磅 này còn được dùng để dịch chữ "pound", một đơn vị trọng lượng trong tiếng Anh, mà chúng ta đọc là "bảng". Cũng không nên nhầm với chữ “bảng”鎊 dùng để chỉ đơn vị tiền tệ của nước Anh và một số nước khác.
5. bành trướng 膨脹
Sau khi giải thích rằng, bành là nước chảy mạnh, trướng là nước dâng lên, soạn giả nêu định nghĩa: bành trướng nghĩa là lan rộng ra, là phát triển rộng ra. Sự thật thì ông đã đoán sai nghĩa của các từ tố. Bành 膨 nghĩa là phình to ra chứ không phải là nước chảy mạnh, trướng 脹 nghĩa là nở trương lên chứ không phải là nước dâng lên. Cả hai từ tố này không liên quan đến nước. Bành trướng có nghĩa gốc là trương phình to ra, nhưng nghĩa bóng là “mở rộng phạm vi thế lực” mới là nghĩa thường dùng. Ðịnh nghĩa do soạn giả nêu ra tuy không quá sai, nhưng chưa đạt.
6. báo giới 報界
Báo giới tức là ngành báo chí, chỉ chung những người làm báo, trong đó, "giới" nghĩa là bờ cõi, là phạm vi, là lãnh vực chứ không phải là hạng hoặc loại như soạn giả đã dạy. Chẳng có chữ "giới" nào có nghĩa là hạng hoặc loại. Chỉ vì tác giả không biết chữ Hán mới đoán liều như vậy mà thôi.
7. bát dật 八佾
Bát là tám, dật 佾 là đội hình ca múa. Bát dật 八佾 là đội hình ca múa có tám hàng ngang và tám hàng dọc, gồm 64 người. Tuy soạn giả nêu được định nghĩa rằng, bát dật là lối múa cổ có tám hàng, mỗi hàng tám người, nhưng ông đã phạm sai lầm khi giảng rằng, dật nghĩa là yên vui. Ðó là một sự suy đoán tuỳ tiện của người không biết chữ Hán mà chỉ dựa theo âm của từ tố.
8. bắc thần 北辰
Bắc thần nghĩa là Sao bắc cực. Chữ thần 辰 này có nhiều nghĩa, trong đó, có nghĩa là thiên thể, là tinh tú, là ngày tháng, là đế vương (khác hẳn với chữ thần 臣 nghĩa là kẻ bề tôi hoặc chữ thần 神 trong từ tinh thần 精神. Trong trường hợp này, thần 辰 có nghĩa là ngôi sao. Nó còn có âm là thìn để chỉ ngôi thứ 5 trong 12 ngôi địa chi (tí, sửu, dần mão, thìn, tị…) Soạn giả đưa ra một định nghĩa rất dài dòng: bắc thần là ngôi sao sáng hình như đứng yên một chỗ trên bầu trời và giúp ta xác định hướng chính bắc. Ðịnh nghĩa này không sai nhưng quá rườm ra. Ðiều không thể tha thứ được là, ông đã “phán” bừa rằng, “thần” nghĩa là tinh thần.
9. bộ đội 部隊
Soạn giả cho rằng, trong từ này, từ tố bộ nghĩa là bước đi, là đi bộ, còn từ tố đội thì có nghĩa là đội ngũ rồi ông nêu ra hai nghĩa của từ bộ đội: 1. Lính bộ binh (cũ); 2. Quân đội. Thực ra, hai nghĩa trên đây ứng với hai từ khác nhau là 步隊 và 部隊 (trong tiếng Hán, hai từ này đã xuất hiện hàng ngàn năm, chúng hoàn toàn đồng âm và đều có âm Hán Việt là bộ đội). Cách giải nghĩa của soạn giả chỉ đúng với nghĩa thứ nhất (trong đó, bộ 步 nghĩa là đi bộ và bộ đội 步隊 nghĩa là lính bộ binh) nhưng trong tiếng Việt và cả trong tiếng Hán hiện nay hầu như không ai sử dụng từ bộ đội 步隊 này nữa, mà chỉ có từ bộ đội 部隊 với nghĩa là quân đội. Chữ bộ 部 này (có mặt trong các từ như bộ phận, bộ môn, bộ trưởng ) có hơn một chục nghĩa, trong đó có một nghĩa là đơn vị biên chế quân sự cổ đại, mà về sau được dùng để chỉ quân đội nói chung (trong Tân hiện đại Hán ngữ từ điển do Vương Ðồng ức chủ biên thì đó là nghĩa thứ hai của chữ bộ 部). Khi giảng giải từ bộ đội, có lẽ soạn giả có dựa theo một vài quyển từ điển Hán Việt trước đây, nhưng chúng tôi đã căn cứ vào gần một chục quyển từ điển của Trung Quốc mới dám viết những dòng này.
10. bức xạ 輻射
Theo soạn giả, bức nghĩa là bắt buộc, xạ nghĩa là bắn; bức xạ là sự phát và truyền năng lượng dưới dạng sóng và dạng hạt. Có thể chấp nhận định nghĩa này về bức xạ. Nhưng soạn giả đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi ông đoán liều rằng, bức nghĩa là bắt buộc. Chữ "bức" 輻 ở đây (khác hẳn chữ bức 逼 là bắt buộc) có nghĩa gốc là nan hoa ở bánh xe, và có nghĩa mở rộng là toả ra khắp mọi phía xung quanh.
11. cải cách 改革
Từ cải cách vốn rất quen thuộc với mọi người nên soạn giả đã nêu được định nghiã đúng của nó: cải cách là sửa đổi về căn bản theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, ông chỉ giảng đúng nghĩa của từ tố cải 改 nghĩa là biến đổi, nhưng giảng sai nghĩa của từ tố cách. Chữ cách 革 có nghĩa gốc là cạo sạch lông trên da thú trước khi thuộc da, và có nghĩa mở rộng là trừ khử cái cũ, là thay đổi mạnh mẽ. Trong từ cải cách, cách 革 nghĩa là thay đổi mạnh mẽ (khác hẳn với chữ cách 格 trong từ “cách thức” 格式. Vì không đọc được chữ Hán, nên soạn giả đã đoán liều rằng, cách nghĩa là cách thức!
12. cao thượng 高尚
Cao nghĩa là không thấp kém. Ai cũng hiểu như thế, và đúng là như thế. Nhưng, thượng nghĩa là gì? Theo soạn giả thì thượng nghĩa là trên. Mới xem qua thì tưởng như thế là đúng. Tuy nhiên, kinh nghiệm và trí nhớ của chúng tôi đã mách bảo rằng, như thế chưa đúng. Tra cứu lại sách vở, chúng tôi thấy mình không nhầm. Trong từ cao thượng 高尚, chữ thượng 高 này (khác với chữ thượng 上 nghĩa là trên) có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là «chuộng”, là vượt lên trên. Ðó chính là nghĩa được vận dụng trong từ này. Cao thượng nghĩa là chuộng cái thanh cao, là vượt lên cao, thoát khỏi những điều tầm thường. Ðiều đáng mừng là, tuy soạn giả không hiểu hết các từ tố nhưng ông đã nêu được một định nghĩa không sai về từ cao thượng. Giá như ông đừng khoe tài chữ nghĩa, đừng cắt nghĩa các từ tố thì đỡ phạm sai lầm. Nhưng khốn nỗi, việc giải nghĩa các từ tố lại là mục đích của cuốn từ điển này!
13. cấm khẩu 噤口
Ở đây, cấm 噤 nghĩa là câm chứ không phải là ngăn cấm; còn khẩu là miệng thì có lẽ ai cũng biết. Cấm khẩu là cái miệng bị câm không nói được chứ không phải là cấm cái miệng, không phải là không cho nói. Soạn giả đã giải thích rằng, cấm nghĩa là không cho làm, và cấm khẩu nghĩa là không cho nói. Do không hiểu nghĩa của từ tố “cấm” vì không biết mặt chữ nên soạn giả đã giảng sai nghĩa của từ cấm khẩu.
14. đại để 大抵
Theo từ điển Từ nguyên, đại 大 là lớn, để 抵 là nền, là gốc (nay thường viết là 氐) ﹐ đại để 大抵 là bao quát những nét lớn. Hiện nay, chữ để 抵 chủ yếu được dùng với nghĩa là chống lai (như trong từ để kháng mà ta quen đọc là đề kháng), đụng đến, đến. Soạn giả không có khả năng tra cứu theo chữ Hán nên đã cho rằng, để nghĩa là cho đến. Ðó chỉ là một nghĩa của chữ để 抵 nhưng không phải là nghĩa đúng trong từ đại để.
15. đại sứ 大使
Ðại sứ là quan chức ngoại giao đại diện cho một nước tại một nước khác. Ðịnh nghĩa của soạn giả cũng gần giống như thế. Nhưng ông đã giảng giải rằng, đại nghĩa là thay thế, và sứ nghĩa là nhận lệnh đi làm một việc gì đó. Giảng như thế là sai. Ở đây, đại là lớn, sứ là người được triều đình hay chính phủ cử đi làm công việc ở bên ngoài. Phải chăng, ông nghĩ rằng, đại sứ là người thay mặt chính phủ cho nên "đại" phải là thay thế? Tuy nhiên, dù lý sự kiểu gì thì chúng ta vẫn phải căn cứ vào sách vở, mà các sách chữ Hán đều ghi từ đại sứ 大使, trong đó, đại 大 nghĩa là lớn chứ không phải chữ đại 代 nghĩa là thay thế.
16. đề bạt 提拔
Theo soạn giả: đề = nắm lấy, đưa ra; bạt = nhảy qua; đề bạt là cất nhắc người có tài lên địa vị cao hơn. Ông đã cắt nghĩa chữ "bạt" 拔 một cách thiếu suy xét. Ở đây, bạt 拔 nghĩa là nhổ lên, là nhấc lên, là nổi trội lên chứ không có nghĩa là nhảy qua. Ngoài ra, nên định nghĩa lại rằng, đề bạt là cất nhắc người cấp dưới lên chức vụ cao hơn trước. Nên bỏ bớt cụm từ “người có tài” vì nó gán thêm cho từ “đề bạt” một ý rất lành mạnh mà từ này vốn không chứa nghĩa ấy.
17. đồng bộ 同步
Ðây là một từ khá quen thuộc với mọi người, và ai cũng hiểu rằng, đồng nghĩa là cùng nhau, như soạn giả đã dạy. Nhưng, phần đông những người không biết chữ Hán thường nghĩ rằng, bộ nghĩa là một tập hợp gồm nhiều phần, như ta thường nói: bộ quần áo, bộ ấm chén, v.v. Soạn giả của chúng ta cũng nằm trong số những người ấy, và ông đã giải nghĩa từ tố bộ như trên. (Chữ bộ này 部 cũng dùng để chỉ cơ quan quản lý từng ngành ở cấp trung ương.) Còn trong từ đồng bộ 同步 thì bộ 步 nghĩa là bước và đồng bộ nghĩa là mối quan hệ nhịp nhàng giữa hai hoặc nhiều bộ phận hoặc sự vật song hành và luôn luôn biến hoá về lượng theo thời gian, như trong các nhóm từ động cơ đồng bộ, tăng trưởng đồng bộ. Khi đã không hiểu nghĩa của các từ tố thì thật khó nêu được định nghĩa đúng của từ. Theo soạn giả, đồng bộ = nói các bộ phận đều tiến hành đều đặn cùng một thời gian. Ðịnh nghĩa này không rõ ràng, không đạt, và chỉ chứng tỏ rằng, giữa nó và nghĩa của từ tố “bộ” mà soạn giả đã nêu chẳng có liên quan gì với nhau.
18. hậu cần 後勤
Hậu 後 là sau thì ai cũng biết rồi. Chữ cần 勤 có mặt trong các từ cần cù, cần lao, cần mẫn, cần vụ, cần vương… Nó có nghĩa là chịu khó làm việc, là chăm chỉ, là hết lòng giúp sức (như trong từ cần vương - nghĩa là hết lòng phò tá nhà vua), là cần vụ, tức là công việc trợ giúp, là việc phục vụ. Trong từ "hậu cần" thì "cần" nghĩa là sự trợ giúp, là sự phục vụ. Hậu cần là công tác phục vụ ở phía sau chiến trường. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy soạn giả giảng giải rằng, chữ "cần" ở đây nghĩa là cần thiết. Ðể diễn đạt sự cần thiết, trong tiếng Hán, ngươi ta dùng từ “nhu yếu”: Nên nhớ rằng, trong tiếng Hán không co chữ “cần” nào có nghĩa là “cần thiết” cả.
19. hoa lệ 華麗
Trong từ này, hoa 華 nghĩa là tốt đẹp (khác với chữ hoa 花 nghĩa là bông hoa), lệ 麗 nghĩa là đẹp đẽ. Hoa lệ là đẹp đẽ một cách lộng lẫy, sang trọng. Soạn giả không có khả năng đọc chữ Hán để hiểu nghĩa nên đã đoán liều rằng, hoa nghĩa là bông hoa và định nghĩa rằng, hoa lệ là đẹp đẽ và tươi vui. Ðó là một định nghĩa không chính xác.
20. hồn hậu 渾厚
Ðịnh nghĩa về từ này như soạn giả nêu ra là đúng. Ông cho rằng, hồn hậu là chất phác và phúc hậu. Nhưng trong hai từ tố, ông chỉ giảng đúng được một. Theo ông, hồn là lẫn vào bên trong, không lộ ra, và, hậu nghĩa là dày. Chúng tôi cảm thấy nghi ngờ về cách giải nghĩa từ tố hồn của ông, mặc dầu vẫn biết rằng, ông đã dựa theo một quyển từ điển Hán Việt rất có uy tín (tuy nhiên, đây là một trong rất ít trường hợp chưa ổn trong quyển ấy). Sách Cổ kim Hán ngữ từ điển (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2000) nêu ra 8 nghiã của chữ hồn 渾trong đó có nghĩa thứ năm là chất phác kèm theo thành ngữ hồn kim phác ngọc (nghĩa là vàng ngọc nguyên sơ, chưa chạm khắc) và từ hồn hậu. Như vậy, trong từ hồn hậu thì hồn nghĩa là chất phác, không trau chuốt, không giả tạo. Từ tố hậu tuy đã được cắt nghiã đúng nhưng cũng nên hiểu là đầy đặn, không bớt xén.
21. hồn nhiên 渾然
Trên đại thể, nghĩa của hai từ hồn nhiên và hồn hậu gần giống nhau, và soạn giả cũng hiểu như vậy. Ðương nhiên, từ tố hồn trong cả hai từ này vẫn bị giảng sai như đã nói ở từ hồn hậu. Về từ tố nhiên thì soạn giả cho rằng, nhiên = như thường, như vậy thật không ổn. Cổ kim Hán ngữ từ điển nêu ra 11 nghĩa của chữ nhiên 然, trong đó có nghĩa thứ mười là: từ tố được đặt sau tính từ, để biểu thì trạng thái, ví dụ, an nhiên, hốt nhiên, v.v. Phải giải nghĩa từ tố nhiên trong từ hồn nhiên (cũng như trong các từ điềm nhiên, hiển nhiên, mặc nhiên, ngang nhiên, tự nhiên, v.v. ) như vậy mới đúng. Trong quyển từ điển mà chúng ta đang xem xet, tất cả mọi từ có có từ tố nhiên ở cuối đều bị giảng sai như trên.
22. hùng cứ 雄踞
Theo soạn giả thì hùng nghĩa là mạnh mẽ, cứ nghĩa là chiếm giữ, và, hùng cứ nghĩa là chiếm giữ một nơi và tự coi như chúa tể nơi ấy.
Về định nghĩa của từ hùng cứ như soạn giả đã nêu, chúng ta có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ông không được phép suy diễn một cách tuỳ tiện khi giải nghĩa các từ tố. Trong từ “hùng cứ”, chữ cứ 踞 có nghĩa là ngồi xổm (khác với chữ “cứ” 據 nghĩa là chiếm giữ), và hùng cứ nghĩa là choán chỗ một cách ngang nhiên, coi mình là chúa tể ở nơi mới chiếm được.
23. hùng hồn 雄渾
Trong các quyển từ điển chữ Hán thông thường, chữ “hồn” 渾 được giải nghĩa là nước đục, là lộn xộn (đồng nghĩa với chữ “hỗn” 混 trong các từ “hỗn hợp”, “hỗn độn” ), là chứa ở bên trong, là tất cả. Có lẽ soạn giả chỉ dựa vào đó nên đã cắt nghĩa rằng, hồn nghĩa là bao quát. Thật ra, các nghĩa vừa kể chỉ là một số nghĩa thông dụng nhất hiện nay của chữ hồn 渾, và đều là những nghĩa mở rộng chứ không phải là nghĩa gốc của nó (mà cũng là nghĩa được thể hiện trong từ “hùng hồn”). Chữ “hồn” vốn có nghĩa là nước trào dâng cuồn cuộn, rồi từ đó mà mở rộng ra thành các nghĩa kể trên. Trong từ hùng hồn 雄渾, hùng nghĩa là mạnh mẽ, chữ hồn 渾 được dùng theo đúng nghĩa gốc của nó, nghĩa là tuôn chảy. Hùng hồn là một tính từ để chỉ lời nói hoặc lời văn mạnh mẽ và trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Tuy soạn giả đã nêu được định nghĩa gần đúng như thế cho từ hùng hồn và nghĩa đúng cho từ tố hùng nhưng ông đã bịa đặt nghĩa cho từ tố hồn, đó là một lỗi lớn.
24. khai khẩn 開墾
Khai 開 nghĩa là mở đầu, là mở rộng ra. Khẩn là bới lật đất, là biến đất hoang thành đất trồng trọt. Khai khẩn là vỡ đất hoang để trồng trọt. Soạn giả đã giải thích đúng nghĩa của từ tố “khai” và của từ “khai khẩn”. Nhưng ông giảng giải rằng, khẩn 墾 là cày bừa, thì quả là chưa chính xác. Cày bừa là công việc rất bình thường của nhà nông, còn khai khẩn đất đai là một công việc rất gian khổ nhằm tạo nên đất để cày bừa và trồng trọt.
25. khoản đãi 款待
Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy soạn giả giải thích rằng, "khoản" nghĩa là lưu khách lại. Thực ra, khoản nghĩa là chân thành, như trong từ "khẩn khoản", và có nghĩa mở rộng là đối xử chân thành. Các từ điển của Trung Quốc giải thích rằng, khoản đãi nghĩa là ân cần tiếp đãi, tức là tiếp đãi chu đáo, tận tình. Tất nhiên, muốn khoản đãi ai thì thường phải giữ người ta ở lại nhà mình, nhưng chữ "khoản" không mang nghĩa ấy thì đừng nên bịa thêm mà làm sai nghĩa của nó.
26. khước từ 卻辭
Từ tức là từ chối, nhưng, bảo rằng khước là co lại thì quả là lạ. Vì thấy lạ quá nên chúng tôi phải tra một quyển từ điển khá to, có ghi chú bằng tiếng Anh, và được biết rằng, chữ khước 卻 có những nghĩa sau đây: 1) lùi bước, rút lui (step back, retreat, withdraw; 2) trừ khử (get rid of); 3) tránh (avoid); 4) cự tuyệt (refuse); 5) quay về, quay lại (turn back); 6) đánh lui, đẩy lùi (repulse); 7) lại, cũng (also); 8) nhưng mà, vậy mà, trái lại (at the same time). Hoàn toàn không có nghĩa nào là "co lại". Hơn nữa, những nghĩa vừa nêu cũng quá đủ để cắt nghĩa từ khước từ rồi, trong khi nghĩa "co lại" (cứ coi là có thật) thì cũng chẳng ăn nhập gì ở đây cả.
27. lâm tẩu 林藪
Soạn giả giải thích: lâm = rừng; tẩu = nơi đồng nội, và, lâm tẩu là nơi ở ẩn trong rừng núi, rối đưa ra một câu ví dụ: Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu (Cao Bá Quát). Thực ra, ông không hề biết nghĩa của chữ “tẩu” và nghĩa của từ “lâm tẩu”, mà đã dựa vào câu thơ của Cao Bá Quát để đoán mò. Tẩu 藪 nghĩa là nơi ao đầm có cỏ cây rậm rạp chứ không phải là nơi đồng nội. Từ “lâm tẩu” có hai nghĩa: a) nơi hoang vu rậm rạp; b) nơi tụ tập.
28. lộng hành 弄行, lộng quyền 弄權
Lộng hành nghĩa là hành động một cách coi thường mọi người. Lộng quyền nghĩa là đem quyền hành ra làm trò đùa, muốn làm gì thì làm, chẳng kể gì đến phép tắc luật lệ. Chữ lộng 弄 có một số nghĩa thông thường là: chơi đùa; đem sự vật khác hoặc sự việc khác ra làm trò đùa; khinh nhờn, coi thường. Với nghĩa như thế, người ta còn có từ lộng nguyệt, nghĩa là chơi đùa với trăng, tức là vui chơi dưới ánh trăng, lộng ngôn là nói năng bừa bãi, thích nói gì thì cứ nói, và lộng bút nghĩa là viết lách vô trách nhiệm, không biết cũng viết bừa, coi thường mọi người. Tiếc thay, soạn giả chỉ nắm được nghĩa sơ sài của các từ lộng hành và lộng quyền rồi suy ra rằng, “lộng” nghĩa là lấn át. Chưa kể đến hàng trăm trường hợp giảng giải liều lĩnh khác, chỉ riêng trường hợp này cũng đã đủ cho phép mọi người coi ông là một kẻ lộng bút.
29. mạch lạc 脈絡
Mạch 脈 là đường dẫn máu trong cơ thể, hẳn ai cũng biết rồi. Tất nhiên, mạch còn có nghĩa là một hệ thống các đường ngang lối dọc tựa như mạch máu. Còn lạc 絡 là gì? Soạn giả giải thích rằng, lạc là dây thần kinh (!) Có đúng hay không? Phải chăng, nghĩa đen của từ mạch lạc là mạch máu và dây thần kinh có quan hệ với nhau – như soạn giả đã giải thích? Thật là sai lầm khi hiểu rằng, lạc nghĩa là dây thần kinh. Chữ lạc 絡 không hề có nghĩa đó. Lạc 絡 là những nhánh ngang nối liền các đường dọc để tạo thành một mạng lưới đường ngang lối dọc. Theo các từ điển Từ nguyên và Từ hải thì mạch lạc 脈絡 vốn là một thuật ngữ của Trung y (tức là y học cổ truyền của Trung Quốc, mà ta quen gọi là Ðông y), chỉ hệ thống động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Từ đó, “mạch lạc” có nghĩa mở rộng là sự nối tiếp các mối liên hệ theo một trật tự hợp lý và có hệ thống. Ngoài ra, chúng ta còn dùng từ “mạch lạc” như một tính từ, với nghĩa là có hệ thống phân minh. Soạn giả cho rằng, mạch lạc là quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận. Ðịnh nghĩa như vậy chưa thật chính xác.
30. miên man 綿蔓
Miên man nghĩa là kéo dài, hầu như không bao giờ hết. Ðịnh nghĩa như vậy không có gì đáng phàn nàn. Nhưng, khi giải nghĩa các từ tố, soạn giả cho rằng, miên = kéo dài; man = nước tràn, dài thì chúng tôi thấy chỉ đúng ở chữ miên, còn nghĩa của chữ man thì quả là rất đáng nghi ngờ. Tra cứu ở vài quyển từ điển Hán Việt (trong đó có Hán Việt từ điển của Ðào Duy Anh), chúng tôi thấy có từ “miên man” 綿蠻 (trong đó, man 蠻 là chữ mà người Trung Hoa ngày xưa dùng để chỉ các dân tộc chưa khai hóa ở phương nam, như trong các từ nam man, dã man) và tìm thấy lời giải thích rằng, miên man nghĩa là tiếng chim kêu líu lo; có quyển còn nói rõ hơn: miên man = tiếng chim hót líu lo, tiếng nọ dính với tiếng kia; tiếp nối không dứt, hết cái này tới cái kia, hết chuyện này tới chuyện kia. Ðến đây, mối nghi ngờ vẫn chưa chấm dứt, bởi vì chữ man 蠻 không có nghĩa là tiếng chim hót, hơn nữa, từ miên man chỉ gợi hình ảnh chứ không gơị âm thanh. Cuối cùng, tra cứu ở từ điển Từ nguyên, chúng tôi tìm ra từ miên man 綿蔓, trong đó, man 蠻 nghĩa là bò lan dài ra (nói về thực vật bò hoặc leo). Từ tố này thật xác đáng, thật sát nghĩa, không có gì phải phân vân nữa.
31. minh tinh 銘旌
Từ minh tinh ở đây không phải là ngôi sao sáng, và có nghĩa khác hẳn vì có dạng chữ Hán hoàn toàn khác. Ðó là dải lụa (hoặc vải, giấy) có ghi tên tuổi và danh vị của người chết, được rước đi trước linh cữu trong đám tang. Soạn giả đã hiểu đúng như thế, nhưng đã suy đoán sai nghĩa của một trong hai từ tố. Theo ông, minh = tối tăm, sâu kín; tinh = cờ có cắm lông ở ngù. Có lẽ ông nghĩ rằng, đồ vật này liên quan đến người chết nên phải chọn chữ minh 冥 nghĩa là tối tăm. Nhưng, soạn từ điển mà không có nguồn sách tra cứu thật phong phú và đáng tin cậy thì dĩ nhiên là phải “sai tùm lum” như soạn giả của chúng ta vậy. Ông đã đoán sai chữ “minh”. Theo từ điển Từ nguyên thì trong từ minh tinh này, minh 銘 nghĩa là ghi nhớ, và chỉ trong đám tang của những người có chức tước mới có minh tinh. Ngoài ra, theo từ điển này, người ta cũng viết là minh tinh 明旌 trong đó minh 明 nghĩa là sáng, và cũng có khi viết là tinh minh 旌銘。
32. nghiễm nhiên 儼 然
Theo soạn giả, nghiễm nghĩa là hình như, giống như; nhiên nghĩa là như thường; và nghiễm nhiên có hai nghĩa; 1) tự nhiên được hưởng một quyền lợi; 2) không băn khoăn, không áy náy.
Giải thích như thế chưa ổn. Nghiễm 儼 nghĩa là trang trọng, nghiêm túc, đoan trang. Về từ tố nhiên, chúng tôi đã nói rõ ở mục từ hồn nhiên, số 20 trong phấn này. Nghiễm nhiên 儼 然
là có vẻ trang nghiêm một cách bình thản, ra dáng đắc ý, làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
33. ngoa dụ 訛喻
Có lẽ ai cũng biết rằng, ngoa 訛 nghĩa là nói quá sự thật. Ngoa dụ 訛喻 nghĩa là diễn đạt quá sự thật để làm nổi bật một ý nào đó. Soạn giả đã giảng đúng nghĩa của từ ngoa dụ nhưng giảng sai nghĩa của từ tố dụ. Ông cho rằng, dụ nghĩa là rõ ràng. Về từ tố dụ 喻, chúng tôi đã phân tích ở mục từ ẩn dụ (số 3 trong phần này). Trong trường hợp này, dụ có nghĩa là tỷ dụ, nghĩa là nêu ra một điều tương tự để gợi ý cho dễ hiểu.
34. ngoại diên 外延
Soạn giả giảng rằng, ngoại = ngoài, diên = noi theo, và, ngoại diên là một từ triết học, chỉ toàn thể hiện tượng và hình thức bao gồm trong một khái niệm. Thật ra, đây là một thuật ngữ logic học, và nên được định nghĩa như sau: ngoại diên là tập hợp tất cả các đối tượng có các thuộc tính chung được phản ánh trong một khái niệm. Ngoài ra, ông đã đoán sai nghĩa của chữ “diên”. Chữ “diên” 延 này nghĩa là kéo dài, là nối dài ra, khác hẳn với chữ “duyên” 沿 (mà đôi khi người ta cũng đọc là “diên”) nghĩa là “noi theo”.
35. nhân huynh 仁兄
Ðây là một từ dùng trong việc xưng hô, để tôn xưng một người bạn quý. Soạn giả đã nói đúng nghĩa của từ nay. Huynh 兄 là anh thì ai cũng rõ rồi, nhưng, phải chăng, nhân là người? Cứ theo nghĩa của từ này thì người đọc tinh ý, dù không biết chữ Hán cũng cảm thấy đáng ngờ khi soạn giả giảng rằng, nhân là người. Thật vậy, ở từ này, nhân 仁 là có tình thương yêu con người, là có phẩm chất tốt đẹp (khác với chữ nhân 人 là người).
36. niên hoa 年華
Niên là năm, hoa là tốt đẹp. Từ đó, soạn giả cho rằng, niên hoa là tuổi thanh xuân. Như vậy, phải chăng, niên hoa cũng đồng nghĩa với hoa niên?. Chúng tôi nghi ngờ lời giải thích này. Từ điển Từ nguyên cho biết rằng, niên hoa nghĩa là niên tuế, là năm tháng, là thời gian. Theo từ điển này thì ngày xưa, chữ hoa 華 và chữ quang 光 thường dùng để chỉ thời gian, như trong từ thiều quang hoặc thiều hoa. Như vậy, trong từ niên hoa, từ tố hoa không có nghĩa là tốt đẹp, mà có nghĩa là thời gian
37. phi công 飛工
Phi là bay, phi công là người lái máy bay. Ðiều đó thì ai cũng biết cả nên soạn giả cũng không lầm. Nhưng ông không hiểu từ tố “công” nên đã giảng sai nghĩa của nó. Chữ công 工 trong từ này nghĩa là người thợ, cũng giống như trong các từ công nhân, nhạc công (người sử dụng nhạc cụ chuyên nghiệp), họạ công (thợ vẽ), vũ công (thợ múa), chứ không phải công 公 nghĩa là ông, như soạn giả đã nghĩ. Nên chú ý rằng, từ phi công có lẽ do người Việt Nam đặt ra, vì trong các từ điển của Trung Quốc, không có từ này mà chúng tôi chỉ tìm thấy từ "phi hành gia".
38. quắc thước 矍鑠
Quắc thước (thường dùng để nói về các cụ già) nghĩa là có đôi mắt tinh anh và có dáng vẻ hoạt bát, khoẻ manh. Soạn giả hiểu được ý này nhưng đã đoán sai nghĩa của từ tố quắc. Quắc 矍 nghĩa là chợt mở to đôi mắt rất nhanh để nhìn khi gặp một tình huống bất ngờ, thể hiện tính nhạy cảm và linh hoạt của đôi mắt. Người cao tuổi mà vẫn giữ được dáng vẻ như thế là một điều đặc biệt. Vì vậy từ quắc thước dùng để nói về người già mà đôi mắt vẫn tinh tường, mặt mũi vẫn hồng hào đẹp đẽ. Trong tiếng Việt, từ quắc mắt thường được hiểu là mở to mắt mà nhìn với vẻ bất bình. Có lẽ soạn giả dựa vào đó để suy ra rằng, quắc nghĩa là nhìn chằm chằm. Không tra cứu được sách vở, chỉ biết dựa dẫm và đoán mò mà dám soạn từ điển thì quả là quá liều lĩnh.
39. tằng tổ 曾祖
Tằng tổ nghĩa là người cha của ông nội, tức là cụ nội. Soạn giả đã giảng giải đúng nghĩa của từ này. Tuy nhiên, ông cho rằng, tằng là ông tổ bốn đời thì không ổn. Các từ điển của Trung Quốc đều giải thích rằng, tằng 曾 là tính từ để chỉ quan hệ thân thuộc cách nhau hai đời (hoặc kể từ đời nọ đến đời kia thì tính là bốn đời). Bởi vậy, mới có từ tằng tôn nghĩa là đứa cháu ở đời thứ tư (mà ta gọi là chắt). Như vậy, rõ ràng rằng, tằng không phải là ông tổ bốn đời như soạn giả đã dạy.
40. thanh trừng 清澈
Theo soạn giả, thanh nghĩa là trong sạch; trừng nghĩa là trừng phạt, và, thanh trừng là trừng phạt để giữ được sự trong sạch. Rồi ông đưa ra một câu để ví dụ: Thanh trừng những kẻ tham ô của công. Ở mục từ này, ông chỉ nói gần đúng nghĩa của từ tố “thanh”. Thực ra, phải hiểu răng, thanh nghĩa là làm cho sạch thì mới đúng. Còn từ tố “trừng” mà giảng như thế thì chứng tỏ ông hoàn toàn không biết nghĩa của nó. Trừng 澈 ở đây nghĩa là gạn đãi để thải hết cặn bã, khác hẳn với chữ trừng 懲 trong từ trừng phạt 懲罰. Thanh trừng nghĩa là loại bỏ những phần tử có hại hoặc không cần nữa, để cho nội bộ một tổ chức được trong sạch, thuần nhất. Người Trung Quốc thường nói là “trừng thanh”, nghĩa là gạn đãi cho trong sạch.
41. thân hào 神豪
Soạn giả giảng giải rằng, thân nghĩa là cái dải mũ của quan văn, và cũng có nghĩa là người có học; hào nghĩa là tài giỏi; thân hào là người có học thức và có uy tín trong xã hội cũ. Về từ tố thân 紳 ông đã giải thích sai. Thân 神 là cái đai áo thụng của các quan to chứ không phải là cái dải mũ của quan văn, và cũng có nghĩa là người có địa vị cao.Chữ hào 豪 có nhiều nghĩa, ở đây có nghĩa là người tài năng xuất chúng. Thân hào 紳豪 là người có tài năng và địa vị cao trong xã hội phong kiến.
42. thân sĩ 紳士
Chữ thân ở đây cũng nghĩa là cái đai áo của các quan to nhưng soạn giả vẫn giải nghĩa là cái dải mũ của quan văn. Thân sĩ là người có học thức và địa vị cao trong xã hội cũ, chứ không phẩi là người có học thức tham gia cách mạng như soạn giả đã định nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng, soạn giả vốn không đọc được chữ Hán, mọi lời giảng giải của ông chủ yếu là dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm, bởi vậy nên mới nhớ cái dải áo thành ra cái dải mũ.
43. thế nghiệp 世業
Thế 世 nghĩa là đời, nghiêp 業 là sự nghiệp hoặc sản nghiệp. Thế nghiệp 世業 là sự nghiệp hoặc tài sản do đời trước để lại. Các bộ từ điển đáng tin cậy đều định nghĩa như thế. Tiếc thay, soạn giả đã giảng rất sai rằng, thế nghĩa là quyền lực hoặc trạng thái (có dạng chữ Hán là 勢), nghiệp nghĩa là nghề, và, thế nghiệp là chức vụ do cha ông để lại trong thời phong kiến.
44. thôi thúc 催促
Từ này tưởng là quá đơn giản, thế mà soạn giả đã giảng sai.Theo ông, thôi nghĩa là thúc giục, và, thúc nghĩa là buộc. Thực ra, chữ thúc 促 này có nghĩa là giục giã, là đòi phải tăng tốc, như trong từ đốc thúc, khác với chữ “thúc束 nghĩa là buộc. Chữ thúc trong từ thôi thúc cũng có âm là xúc, và có mặt trong từ xúc tiến.
45. thủ tục 手續
Soạn giả giảng giải rằng, thủ là tay, tục là thói quen, rồi đưa ra định nghĩa: thủ tục là cách thức tiến hành công việc theo một thứ tự hoặc một luật lệ đã quen. Như vậy, ông chưa giải nghĩa được các từ tố. Thủ 手 có nghĩa đen là bàn tay, và có nghĩa mở rộng là công việc, là cách làm việc; tục 續 nghĩa là tiếp nối, là trình tự, khác hẳn với chữ tục 俗 nghĩa là thói quen. Thủ tục 手續 là trình tự và phương pháp làm việc. Ðịnh nghĩa do soạn giả nêu lên tuy không sai, nhưng dài dòng và thừa các chữ “đã quen” và gán cho từ “thủ tục” cái sắc thái quan liêu và câu nệ hình thức, tuy không có sắc thái “tiêu cực” đó.
46. thuần dưỡng 馴養
Sau khi giảng giải rằng, thuần = đều một loạt, không tạp nhạp; và dưỡng = nuôi, soạn giả rút ra định nghĩa: thuần dưỡng là làm cho thú rừng trở thành thú nuôi. Ông đã giảng sai về từ tố thuần. Với nghĩa như thế thì từ tố thuần chắng dính dáng g với nghĩa của từ thuần dưỡng cả. Chữ thuần 馴 ở đây nghĩa là dạy cho động vật hoang dã quen với điều kiện sống do con người tạo ra. Như vậy, thuần dưỡng 馴養nghĩa là nuôi và dạy cho động vật hoang dã quen với điều kiện sống do con người tạo ra.
47. thuần hoá 馴化
Soạn giả cho rằng, trong từ thuần hoá, thuần = thực thà, dày dặn, tốt đẹp; và, thuần hoá = biến vật hoang dại thành vật thích ứng với môi trường mới. Ông đã giảng chữ thuần ở đây khác với chữ thuần trong từ thuần dưỡng, nhưng vẫn giảng sai. Chữ thuần ở đây và ở từ thuần dưỡng chỉ là một. Thuần hoá 馴化 nghĩa là cải biến môi trường sống và thói quen của động thực vật hoang dã, làm cho chúng thích nghi với điều kiện chăn nuôi và trồng trọt do con người tạo ra.
48. thường trực 常值
Ai cũng biết rằng, thường trực 常值 nghĩa là luôn luôn có mặt tại cương vị của mình. Thường 常 nghĩa là lúc nào cũng vậy, nhưng, phải chăng, trực nghĩa là gánh việc, như lời giải thích của soạn giả? Không phải như vậy. Chữ trực 值 có nhiều nghĩa. Trước hết, trực 值 là một động từ, có các nghĩa chính như sau:để, đặt; nắm giữ; trực ban (nghĩa là có mặt tại cương vị công tác của mình để giải quyết công việc). Ngoài ra, chữ trực 值 còn có âm là trị, nghĩa là đáng giá và cũng có nghiã là giá trị hoặc giá tiền. Chữ “trực” 值 chẳng có nghĩa nào là gánh việc như soạn giả đã bịa đặt.
49. trang hoàng 裝潢
Theo soạn giả, trang nghĩa là tô điểm, hoàng nghĩa là rực rỡ, và trang hoàng nghĩa là bày biện cho đẹp mắt. Ðịnh nghĩa về trang hoàng thì đúng, nhưng giải nghĩa các từ tố thì tuy có vẻ hợp lý nhưng mà sai. Quả thật, có những quyển từ điển Hán Việt đã giải thích như thế, nên đã viết là 粧煌, trong đó, trang 粧 nghĩa là tô điểm, hoàng 煌 có nghĩa là rực rỡ. Nhưng khi xem lại từ điển Từ nguyên thì chúng tôi chỉ thấy từ trang hoàng 裝潢 trong đó, chữ hoàng 潢 không có nghĩa là rực rỡ. Ở đây, trang 裝 nghĩa là bày đặt, sắp xếp, và cũng có nghĩa là làm cho đẹp; hoàng 裝 nghĩa là giấy mầu; trang hoàng có nghĩa đen là dùng giấy nhuộm màu để làm đẹp cho những bức thư hoạ (tác phẩm nghệ thuật kết hợp hội hoạ và thư pháp chữ Hán), và nghĩa rộng là bài trí để làm tăng vẻ đẹp, thường là cho các công trình xây dựng.
50. trữ tình 抒情
Soạn giả không hề biết “mặt chữ” mà chỉ biết phỏng đoán theo cảm tính nên đã giảng giải rằng, trữ là chứa chất, tình là tình cảm; trữ tình là chứa chất tình cảm. Thật là sai lầm nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, ở đây, trữ 抒 nghĩa là biểu đạt, là bày tỏ. Trữ tình nghĩa là biểu đạt tình cảm. Cần phân biệt chữ "trữ" 抒 này với chữ trữ 貯 trong từ tích trữ.
51. trực ban 值班
Các từ tố trong từ này được giải thích không đúng. “Trực” ở đây mà giảng là thẳng, là thẳng thắn, là đợi, thì sai hết. Trực vốn là một động từ, ở đây cũng dùng để chỉ hành động (xin xem giải nghĩa từ tố này tại mục từ thường trực, số 47). Ban 班 ở đây nghĩa là phiên làm việc được phân công theo từng khoảng thời gian trong một ngày. Trực ban nghĩa là có mặt tại phiên làm việc để đảm nhiệm công tác, và cũng có khi được hiểu là người đảm nhiệm phiên làm việc ấy. Soạn giả nghĩ rằng, ban là tổ chức nhiều người cùng một việc rồi đi đến định nghĩa: trực ban là những người phải có mặt ở cơ quan để tiếp xúc với người đến có việc. Thật là thiếu sót, vì trước hết, trực ban là một từ chỉ công việc chứ không phải để chỉ một nhóm người.
52. trực chiến 值戰
Soạn giả cũng giải thích từ tố “trực” như ở từ “trực ban”, rồi định nghĩa: trực chiến là tự tham gia cuộc chiến đấu. Thật đáng ngạc nhiên về cách hiểu ngớ ngẩn như vậy của soạn giả. Phải định nghĩa như sau mới đúng: trực chiến là có mặt ở vị trí cần thiết để sẵn sàng chiến đấu.
53. từ vị 辭彙
Trước đây, ở nước ta, từ điển thường được gọi là tự vị (sai, xin xem các mục “tự vị” ở ngay dưới đây và mục II. 15) hoăc cũng có người gọi là từ vị. Soạn giả cũng cho rằng, từ vị nghĩa là từ điển. Ðiều đáng phàn nàn là, ông chỉ căn cứ theo âm để đoán nghĩa nên đã cho rằng, vị nghĩa là nói 謂. Hoàn toàn sai. Tất cả mọi từ điển chữ Hán của Trung Quốc và của các soạn giả Việt Nam đều không có quyển nào dùng chữ vị 謂 ấy, mà viết là 彙. Chữ vị 彙 này vốn có âm là hội. Ở Trung Quốc nó chỉ có một âm là hui (đọc là huây, tương ứng với âm “hội” của ta) còn ở Việt Nam lại có thêm hai âm nữa là vị và vựng, nhưng nghĩa vẫn không thay đổi. Theo từ điển Từ nguyên, chữ này có ba nghĩa: đồng loại; phồn thịnh; con nhím. Phải chăng, vì con nhím có tên là “vị” 蝟 nên cha ông chúng ta cũng đọc chữ hội, 彙 này là vị. Ngoài ra, có lẽ vì chữ “hội” hoặc “vị“ 彙 này xem qua thì hơi giống chữ “vựng” 暈 nghĩa là “vầng” nên có người đã đọc nhầm rồi trở thành thói quen, tương tự như trong trường hợp người ta đã đọc nhầm chữ thung với chữ xuân 椿. Hiện nay, hầu như không ai dùng từ từ vị 辭彙 với nghĩa như từ điển nữa.
Giới ngôn ngữ học hiện nay dùng từ “từ vị” 辭位 (trong đó, vị 位 nghĩa là vị trí, là đơn vị) với nghĩa là “đơn vị cơ bản có nghĩa, và là yếu tố cấu trúc của ngôn ngữ, thường tương đương với từ”.
54. tự vị 字彙
Soạn giả vẫn giảng giải sai rằng, vị nghĩa là nói, tuy ông cũng biết rằng, tự vị cũng là tự điển. Ở Trung Quốc, ít khi người ta gọi tự điển là tự vị. “Tự vị” 字彙 (phải đọc là tự hội mới đúng) vốn là tên bộ tự điển của Mai Ưng Tộ thời Minh, thu thập 33 179 chữ. Ðó là bộ tự điển chữ Hán lớn nhất trước khi có bộ Tự điển Khang Hy (ấn hành năm Khang Hy thứ 55, tức là năm 1717, thu thập 47 035 chữ).
55. văn thân 文紳
Văn là chữ nghĩa, là học vấn và cũng có nghĩa là người có học vấn. Chữ thân 紳 có nghĩa ban đầu là cái đai áo của các quan to, và có nghĩa mở rộng là người có quyền thế, như trong các từ thân hào, thân sĩ, hương thân, v. v. Văn thân là người có học vấn rồi được làm quan trong chế độ phong kiến. Soạn giả đã giải thích rằng, “thân” nghĩa là cái dải mũ. Hoàn toàn sai. Trong tiếng Hán, “anh” 纓 là cái dải mũ, chữ này không hề tượng trưng cho người làm quan to hay người có quyền thế.
56. viễn phố 遠浦
Soạn giả giải thích rằng, viễn = xa, phố = chỗ bán hàng, nhà trạm; và viễn phố = nơi ở xa. Rồi ông trích dẫn câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố… của Bà huyện Thanh Quan. Ông không hiểu rằng, ở đây, phố 浦 nghĩa là cửa biển chứ không phải phố 鋪 là cửa hàng. Viễn phố 遠浦 nghĩa là cửa biển ở xa. Chắc là Bà huyện Thanh Quan ở thế giới bên kia phải hết sức phẫn nộ và vô cùng đau lòng cho đất nước nếu bà biết rằng, có một nhà biên soạn từ điển tiếng Việt (rất có thể đó là một giáo sư từng được trọng vọng) ở đầu thế kỷ XXI đã không biết chữ Hán lại còn dám giảng giải thơ của bà như thế.
57. xuân đình 椿庭
Xuân là cây xuân, một thứ cây sống lâu, thường chỉ người cha; đình là cái sân. Soạn giả giảng giải rằng, xuân đình là cây xuân ở trước sân, là nhà cha mình ở. Giảng như vậy quả là liều lĩnh và không có một chút hiểu biết tối thiểu về cách tạo từ trong tiếng Hán. Nên nhớ rằng, xuân đình là một từ Hán hẳn hoi, các từ điển của Trung Quốc đều có ghi từ này. Theo cách tạo từ trong tiếng Hán thì xuân đình không thể là cây xuân ỏ trước sân, mà phải là cái sân có cây xuân. Xuân đình là từ dùng để tôn xưng cha già của người khác.
Khi thấy soạn giả giảng đúng nghĩa của từ nhưng giảng sai nghĩa của các từ tố, chúng tôi nghĩ ngay đến những em học sinh dốt về môn toán nhưng giỏi “cóp” bài của bạn. Các cậu này nhiều khi ghi được đáp số đúng nhưng không thể che giấu được cái dốt của mình vì cách làm bài để dẫn tới đáp số ấy thì sai hoàn toàn.
Cứ dựa theo âm để đoán nghĩa chứ không căn cứ vào dạng chữ Hán của các từ tố thì ắt phải “phán” sai rất nhiều chỗ, nhiều khi đến mức ngây ngô, nực cười. Như đã nói ở phần trên, có rất nhiều chữ đồng âm nhưng dị nghĩa nên phải thông thạo "mặt chữ" thì mới có thể hiểu đúng và giảng đúng nghĩa. Không đọc được chữ Hán mà cứ dựa theo âm để đoán thì sai là chuyện đương nhiên. Dưới đây xin nêu năm chục trường hợp như thế.
1. anh hùng 英雄
Theo soạn giả thì chữ anh ở đây có nghĩa là hoa đẹp, là vẻ đẹp, là người tài năng xuất chúng, còn chữ hùng có nghĩa là loài thú khoẻ nhất, là dũng cảm. Như vậy là ông chỉ giảng đúng nghĩa cuả chữ anh, còn chữ hùng thì giảng sai hoàn toàn. Chúng ta biết rằng, có hai chữ "hùng" là 雄 và 熊. Chữ hùng thứ nhất có nghĩa gốc là con chim trống hay con vật giống đực, và các nghĩa mở rộng là: a) nhân vật kiệt xuất, như trong các từ hùng trưởng, xưng hùng xưng bá; b) quốc gia giàu mạnh, như trong cụm từ chiến quốc thất hùng, nghĩa là bảy nước giàu mạnh nhất thời Chiến quốc; c) các nghĩa khác nữa như to lớn, mạnh mẽ, đều là những tính từ. Chữ hùng thứ hai 熊 nghĩa là con gấu như trong các từ Ðại Hùng Tinh nghĩa là Chòm sao Gấu Lớn và Tiểu Hùng tinh nghĩa là Chòm sao Gấu Bé). Chữ "hùng" thứ nhất, với nghĩa là nhân vật xuất chúng mới có mặt trong từ "anh hùng" 英雄. Soạn giả này đã giảng giải rằng, trong từ "anh hùng", chữ "hùng" nghĩa là loài thú khoẻ nhất, tức là con gấu. Thật là hài hước, nhưng có lẽ người đọc không khỏi xấu hổ thay cho soạn giả.
2. âm vị 因位
Ðó là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ. Ðịnh nghĩa như vậy có lẽ cũng chấp nhận được. Nhưng soạn giả giải thích rằng, "vị" nghĩa là nói, thì hoàn toàn sai! Trong các từ điển chữ Hán, từ "âm vị" (từ tương ứng trong tiếng Anh là phoneme) đựợc viết là 音位. Chữ "vị" ở đây nghĩa là chỗ đứng, là vị trí, là đơn vị, chứ không phải vị là "nói" 謂 như soạn giả đã dạy bảo.
3. ẩn dụ 隱喻
Ẩn dụ là phép mỹ từ dùng sự so sánh ngầm. Soạn giả viết như vậy quả là không sai, nhưng ông lại giải thích rằng: ẩn = giấu kín, lánh đi, ngầm; và, dụ = rõ ràng, thì đã bộc lộ ngay một điều không ổn, vì hai trạng thái giấu kín và rõ ràng được kết hợp với nhau cùng một lúc, thật mâu thuẫn. Hơn nữa, như vậy thì ẩn và dụ đều chỉ tính chất chứ không chỉ hành động, mà từ ẩn dụ thì lại chỉ hành động chứ không chỉ tính chất. Theo từ điển Từ hải, chữ dụ 喻 có ba nghĩa: a) hiểu dụ (nghĩa là cấp trên giảng giải cho cấp dưới hiểu rõ), b) thông hiểu (nghĩa là hiểu hết), và c) tỉ dụ, tức là ví dụ. Cả ba nghĩa này đều chỉ hành động. Ðem mấy nghĩa này ghép với từ tố ẩn thì ta có thể hiểu rằng, ẩn dụ là so sánh ngầm, hoặc là chỉ bảo ngầm, và cũng có thể là làm cho hiểu ngầm. Trong tiếng Hán, còn có từ minh dụ 明喻, nghĩa là so sánh rõ ràng, cụ thể, đó là từ phản nghĩa với từ ẩn dụ.
4. bàng bạc 磅礡
Soạn giả cho rằng, bàng = rộng lớn; bạc = đầy bốn mặt, và, bàng bạc = rộng lớn, tràn lan khắp nơi. Cứ theo lời diễn giải ấy, chúng tôi tìm trong các từ điển Hán - Việt thì thấy chữ "bàng" 龐 có nghĩa là rộng lớn. Tiếc thay, cả ở các từ điển lớn của Trung Quốc như Từ nguyên và Từ hải đều không thấy trường hợp nào có chữ bàng 龐 ấy đi kèm với một chữ bạc nào cả. Ngoài ra, chúng tôi cũng chưa tìm thấy chữ bạc nào có nghĩa là "đầy bốn mặt". Tuy vậy, cuối cùng cũng tìm được từ bàng bạc 磅礡 trong các từ điển của Trung Quốc. Nhưng các chữ bàng 磅 và bạc 礡 ở đây lại không hề có nghiã gốc như soạn giả đã giảng. Cụ thể, bàng 磅 là một từ tượng thanh (âm phổ thông Trung Quốc đọc gần giống như "pang" trong tiếng Việt), có nghĩa gốc là tiếng kêu khi đá rơi hoặc khi đập vào đá, và nghĩa mở rộng là đầy ứ. Chữ bạc 礡 thì có nghĩa là nện, là đập. Nghĩa của từ bàng bạc 磅礡 này là rộng lớn và tràn đầy, phù hợp với nghĩa mà soạn giả đã nêu. Như vậy là, ông đã chép ở đâu đó được cái nghĩa đúng của từ bàng bạc 磅礡 trong tiếng Hán, nhưng lại tự ý suy luận sai nghiã của các từ tố "bàng" và "bạc". Suy luận dựa theo cảm giác chủ quan của mình thì hết sức thiếu trách nhiệm và đương nhiên là sẽ phạm sai lầm. Xin lưu ý thêm rằng, chữ "bàng" 磅 này còn được dùng để dịch chữ "pound", một đơn vị trọng lượng trong tiếng Anh, mà chúng ta đọc là "bảng". Cũng không nên nhầm với chữ “bảng”鎊 dùng để chỉ đơn vị tiền tệ của nước Anh và một số nước khác.
5. bành trướng 膨脹
Sau khi giải thích rằng, bành là nước chảy mạnh, trướng là nước dâng lên, soạn giả nêu định nghĩa: bành trướng nghĩa là lan rộng ra, là phát triển rộng ra. Sự thật thì ông đã đoán sai nghĩa của các từ tố. Bành 膨 nghĩa là phình to ra chứ không phải là nước chảy mạnh, trướng 脹 nghĩa là nở trương lên chứ không phải là nước dâng lên. Cả hai từ tố này không liên quan đến nước. Bành trướng có nghĩa gốc là trương phình to ra, nhưng nghĩa bóng là “mở rộng phạm vi thế lực” mới là nghĩa thường dùng. Ðịnh nghĩa do soạn giả nêu ra tuy không quá sai, nhưng chưa đạt.
6. báo giới 報界
Báo giới tức là ngành báo chí, chỉ chung những người làm báo, trong đó, "giới" nghĩa là bờ cõi, là phạm vi, là lãnh vực chứ không phải là hạng hoặc loại như soạn giả đã dạy. Chẳng có chữ "giới" nào có nghĩa là hạng hoặc loại. Chỉ vì tác giả không biết chữ Hán mới đoán liều như vậy mà thôi.
7. bát dật 八佾
Bát là tám, dật 佾 là đội hình ca múa. Bát dật 八佾 là đội hình ca múa có tám hàng ngang và tám hàng dọc, gồm 64 người. Tuy soạn giả nêu được định nghĩa rằng, bát dật là lối múa cổ có tám hàng, mỗi hàng tám người, nhưng ông đã phạm sai lầm khi giảng rằng, dật nghĩa là yên vui. Ðó là một sự suy đoán tuỳ tiện của người không biết chữ Hán mà chỉ dựa theo âm của từ tố.
8. bắc thần 北辰
Bắc thần nghĩa là Sao bắc cực. Chữ thần 辰 này có nhiều nghĩa, trong đó, có nghĩa là thiên thể, là tinh tú, là ngày tháng, là đế vương (khác hẳn với chữ thần 臣 nghĩa là kẻ bề tôi hoặc chữ thần 神 trong từ tinh thần 精神. Trong trường hợp này, thần 辰 có nghĩa là ngôi sao. Nó còn có âm là thìn để chỉ ngôi thứ 5 trong 12 ngôi địa chi (tí, sửu, dần mão, thìn, tị…) Soạn giả đưa ra một định nghĩa rất dài dòng: bắc thần là ngôi sao sáng hình như đứng yên một chỗ trên bầu trời và giúp ta xác định hướng chính bắc. Ðịnh nghĩa này không sai nhưng quá rườm ra. Ðiều không thể tha thứ được là, ông đã “phán” bừa rằng, “thần” nghĩa là tinh thần.
9. bộ đội 部隊
Soạn giả cho rằng, trong từ này, từ tố bộ nghĩa là bước đi, là đi bộ, còn từ tố đội thì có nghĩa là đội ngũ rồi ông nêu ra hai nghĩa của từ bộ đội: 1. Lính bộ binh (cũ); 2. Quân đội. Thực ra, hai nghĩa trên đây ứng với hai từ khác nhau là 步隊 và 部隊 (trong tiếng Hán, hai từ này đã xuất hiện hàng ngàn năm, chúng hoàn toàn đồng âm và đều có âm Hán Việt là bộ đội). Cách giải nghĩa của soạn giả chỉ đúng với nghĩa thứ nhất (trong đó, bộ 步 nghĩa là đi bộ và bộ đội 步隊 nghĩa là lính bộ binh) nhưng trong tiếng Việt và cả trong tiếng Hán hiện nay hầu như không ai sử dụng từ bộ đội 步隊 này nữa, mà chỉ có từ bộ đội 部隊 với nghĩa là quân đội. Chữ bộ 部 này (có mặt trong các từ như bộ phận, bộ môn, bộ trưởng ) có hơn một chục nghĩa, trong đó có một nghĩa là đơn vị biên chế quân sự cổ đại, mà về sau được dùng để chỉ quân đội nói chung (trong Tân hiện đại Hán ngữ từ điển do Vương Ðồng ức chủ biên thì đó là nghĩa thứ hai của chữ bộ 部). Khi giảng giải từ bộ đội, có lẽ soạn giả có dựa theo một vài quyển từ điển Hán Việt trước đây, nhưng chúng tôi đã căn cứ vào gần một chục quyển từ điển của Trung Quốc mới dám viết những dòng này.
10. bức xạ 輻射
Theo soạn giả, bức nghĩa là bắt buộc, xạ nghĩa là bắn; bức xạ là sự phát và truyền năng lượng dưới dạng sóng và dạng hạt. Có thể chấp nhận định nghĩa này về bức xạ. Nhưng soạn giả đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi ông đoán liều rằng, bức nghĩa là bắt buộc. Chữ "bức" 輻 ở đây (khác hẳn chữ bức 逼 là bắt buộc) có nghĩa gốc là nan hoa ở bánh xe, và có nghĩa mở rộng là toả ra khắp mọi phía xung quanh.
11. cải cách 改革
Từ cải cách vốn rất quen thuộc với mọi người nên soạn giả đã nêu được định nghiã đúng của nó: cải cách là sửa đổi về căn bản theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, ông chỉ giảng đúng nghĩa của từ tố cải 改 nghĩa là biến đổi, nhưng giảng sai nghĩa của từ tố cách. Chữ cách 革 có nghĩa gốc là cạo sạch lông trên da thú trước khi thuộc da, và có nghĩa mở rộng là trừ khử cái cũ, là thay đổi mạnh mẽ. Trong từ cải cách, cách 革 nghĩa là thay đổi mạnh mẽ (khác hẳn với chữ cách 格 trong từ “cách thức” 格式. Vì không đọc được chữ Hán, nên soạn giả đã đoán liều rằng, cách nghĩa là cách thức!
12. cao thượng 高尚
Cao nghĩa là không thấp kém. Ai cũng hiểu như thế, và đúng là như thế. Nhưng, thượng nghĩa là gì? Theo soạn giả thì thượng nghĩa là trên. Mới xem qua thì tưởng như thế là đúng. Tuy nhiên, kinh nghiệm và trí nhớ của chúng tôi đã mách bảo rằng, như thế chưa đúng. Tra cứu lại sách vở, chúng tôi thấy mình không nhầm. Trong từ cao thượng 高尚, chữ thượng 高 này (khác với chữ thượng 上 nghĩa là trên) có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là «chuộng”, là vượt lên trên. Ðó chính là nghĩa được vận dụng trong từ này. Cao thượng nghĩa là chuộng cái thanh cao, là vượt lên cao, thoát khỏi những điều tầm thường. Ðiều đáng mừng là, tuy soạn giả không hiểu hết các từ tố nhưng ông đã nêu được một định nghĩa không sai về từ cao thượng. Giá như ông đừng khoe tài chữ nghĩa, đừng cắt nghĩa các từ tố thì đỡ phạm sai lầm. Nhưng khốn nỗi, việc giải nghĩa các từ tố lại là mục đích của cuốn từ điển này!
13. cấm khẩu 噤口
Ở đây, cấm 噤 nghĩa là câm chứ không phải là ngăn cấm; còn khẩu là miệng thì có lẽ ai cũng biết. Cấm khẩu là cái miệng bị câm không nói được chứ không phải là cấm cái miệng, không phải là không cho nói. Soạn giả đã giải thích rằng, cấm nghĩa là không cho làm, và cấm khẩu nghĩa là không cho nói. Do không hiểu nghĩa của từ tố “cấm” vì không biết mặt chữ nên soạn giả đã giảng sai nghĩa của từ cấm khẩu.
14. đại để 大抵
Theo từ điển Từ nguyên, đại 大 là lớn, để 抵 là nền, là gốc (nay thường viết là 氐) ﹐ đại để 大抵 là bao quát những nét lớn. Hiện nay, chữ để 抵 chủ yếu được dùng với nghĩa là chống lai (như trong từ để kháng mà ta quen đọc là đề kháng), đụng đến, đến. Soạn giả không có khả năng tra cứu theo chữ Hán nên đã cho rằng, để nghĩa là cho đến. Ðó chỉ là một nghĩa của chữ để 抵 nhưng không phải là nghĩa đúng trong từ đại để.
15. đại sứ 大使
Ðại sứ là quan chức ngoại giao đại diện cho một nước tại một nước khác. Ðịnh nghĩa của soạn giả cũng gần giống như thế. Nhưng ông đã giảng giải rằng, đại nghĩa là thay thế, và sứ nghĩa là nhận lệnh đi làm một việc gì đó. Giảng như thế là sai. Ở đây, đại là lớn, sứ là người được triều đình hay chính phủ cử đi làm công việc ở bên ngoài. Phải chăng, ông nghĩ rằng, đại sứ là người thay mặt chính phủ cho nên "đại" phải là thay thế? Tuy nhiên, dù lý sự kiểu gì thì chúng ta vẫn phải căn cứ vào sách vở, mà các sách chữ Hán đều ghi từ đại sứ 大使, trong đó, đại 大 nghĩa là lớn chứ không phải chữ đại 代 nghĩa là thay thế.
16. đề bạt 提拔
Theo soạn giả: đề = nắm lấy, đưa ra; bạt = nhảy qua; đề bạt là cất nhắc người có tài lên địa vị cao hơn. Ông đã cắt nghĩa chữ "bạt" 拔 một cách thiếu suy xét. Ở đây, bạt 拔 nghĩa là nhổ lên, là nhấc lên, là nổi trội lên chứ không có nghĩa là nhảy qua. Ngoài ra, nên định nghĩa lại rằng, đề bạt là cất nhắc người cấp dưới lên chức vụ cao hơn trước. Nên bỏ bớt cụm từ “người có tài” vì nó gán thêm cho từ “đề bạt” một ý rất lành mạnh mà từ này vốn không chứa nghĩa ấy.
17. đồng bộ 同步
Ðây là một từ khá quen thuộc với mọi người, và ai cũng hiểu rằng, đồng nghĩa là cùng nhau, như soạn giả đã dạy. Nhưng, phần đông những người không biết chữ Hán thường nghĩ rằng, bộ nghĩa là một tập hợp gồm nhiều phần, như ta thường nói: bộ quần áo, bộ ấm chén, v.v. Soạn giả của chúng ta cũng nằm trong số những người ấy, và ông đã giải nghĩa từ tố bộ như trên. (Chữ bộ này 部 cũng dùng để chỉ cơ quan quản lý từng ngành ở cấp trung ương.) Còn trong từ đồng bộ 同步 thì bộ 步 nghĩa là bước và đồng bộ nghĩa là mối quan hệ nhịp nhàng giữa hai hoặc nhiều bộ phận hoặc sự vật song hành và luôn luôn biến hoá về lượng theo thời gian, như trong các nhóm từ động cơ đồng bộ, tăng trưởng đồng bộ. Khi đã không hiểu nghĩa của các từ tố thì thật khó nêu được định nghĩa đúng của từ. Theo soạn giả, đồng bộ = nói các bộ phận đều tiến hành đều đặn cùng một thời gian. Ðịnh nghĩa này không rõ ràng, không đạt, và chỉ chứng tỏ rằng, giữa nó và nghĩa của từ tố “bộ” mà soạn giả đã nêu chẳng có liên quan gì với nhau.
18. hậu cần 後勤
Hậu 後 là sau thì ai cũng biết rồi. Chữ cần 勤 có mặt trong các từ cần cù, cần lao, cần mẫn, cần vụ, cần vương… Nó có nghĩa là chịu khó làm việc, là chăm chỉ, là hết lòng giúp sức (như trong từ cần vương - nghĩa là hết lòng phò tá nhà vua), là cần vụ, tức là công việc trợ giúp, là việc phục vụ. Trong từ "hậu cần" thì "cần" nghĩa là sự trợ giúp, là sự phục vụ. Hậu cần là công tác phục vụ ở phía sau chiến trường. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy soạn giả giảng giải rằng, chữ "cần" ở đây nghĩa là cần thiết. Ðể diễn đạt sự cần thiết, trong tiếng Hán, ngươi ta dùng từ “nhu yếu”: Nên nhớ rằng, trong tiếng Hán không co chữ “cần” nào có nghĩa là “cần thiết” cả.
19. hoa lệ 華麗
Trong từ này, hoa 華 nghĩa là tốt đẹp (khác với chữ hoa 花 nghĩa là bông hoa), lệ 麗 nghĩa là đẹp đẽ. Hoa lệ là đẹp đẽ một cách lộng lẫy, sang trọng. Soạn giả không có khả năng đọc chữ Hán để hiểu nghĩa nên đã đoán liều rằng, hoa nghĩa là bông hoa và định nghĩa rằng, hoa lệ là đẹp đẽ và tươi vui. Ðó là một định nghĩa không chính xác.
20. hồn hậu 渾厚
Ðịnh nghĩa về từ này như soạn giả nêu ra là đúng. Ông cho rằng, hồn hậu là chất phác và phúc hậu. Nhưng trong hai từ tố, ông chỉ giảng đúng được một. Theo ông, hồn là lẫn vào bên trong, không lộ ra, và, hậu nghĩa là dày. Chúng tôi cảm thấy nghi ngờ về cách giải nghĩa từ tố hồn của ông, mặc dầu vẫn biết rằng, ông đã dựa theo một quyển từ điển Hán Việt rất có uy tín (tuy nhiên, đây là một trong rất ít trường hợp chưa ổn trong quyển ấy). Sách Cổ kim Hán ngữ từ điển (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2000) nêu ra 8 nghiã của chữ hồn 渾trong đó có nghĩa thứ năm là chất phác kèm theo thành ngữ hồn kim phác ngọc (nghĩa là vàng ngọc nguyên sơ, chưa chạm khắc) và từ hồn hậu. Như vậy, trong từ hồn hậu thì hồn nghĩa là chất phác, không trau chuốt, không giả tạo. Từ tố hậu tuy đã được cắt nghiã đúng nhưng cũng nên hiểu là đầy đặn, không bớt xén.
21. hồn nhiên 渾然
Trên đại thể, nghĩa của hai từ hồn nhiên và hồn hậu gần giống nhau, và soạn giả cũng hiểu như vậy. Ðương nhiên, từ tố hồn trong cả hai từ này vẫn bị giảng sai như đã nói ở từ hồn hậu. Về từ tố nhiên thì soạn giả cho rằng, nhiên = như thường, như vậy thật không ổn. Cổ kim Hán ngữ từ điển nêu ra 11 nghĩa của chữ nhiên 然, trong đó có nghĩa thứ mười là: từ tố được đặt sau tính từ, để biểu thì trạng thái, ví dụ, an nhiên, hốt nhiên, v.v. Phải giải nghĩa từ tố nhiên trong từ hồn nhiên (cũng như trong các từ điềm nhiên, hiển nhiên, mặc nhiên, ngang nhiên, tự nhiên, v.v. ) như vậy mới đúng. Trong quyển từ điển mà chúng ta đang xem xet, tất cả mọi từ có có từ tố nhiên ở cuối đều bị giảng sai như trên.
22. hùng cứ 雄踞
Theo soạn giả thì hùng nghĩa là mạnh mẽ, cứ nghĩa là chiếm giữ, và, hùng cứ nghĩa là chiếm giữ một nơi và tự coi như chúa tể nơi ấy.
Về định nghĩa của từ hùng cứ như soạn giả đã nêu, chúng ta có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ông không được phép suy diễn một cách tuỳ tiện khi giải nghĩa các từ tố. Trong từ “hùng cứ”, chữ cứ 踞 có nghĩa là ngồi xổm (khác với chữ “cứ” 據 nghĩa là chiếm giữ), và hùng cứ nghĩa là choán chỗ một cách ngang nhiên, coi mình là chúa tể ở nơi mới chiếm được.
23. hùng hồn 雄渾
Trong các quyển từ điển chữ Hán thông thường, chữ “hồn” 渾 được giải nghĩa là nước đục, là lộn xộn (đồng nghĩa với chữ “hỗn” 混 trong các từ “hỗn hợp”, “hỗn độn” ), là chứa ở bên trong, là tất cả. Có lẽ soạn giả chỉ dựa vào đó nên đã cắt nghĩa rằng, hồn nghĩa là bao quát. Thật ra, các nghĩa vừa kể chỉ là một số nghĩa thông dụng nhất hiện nay của chữ hồn 渾, và đều là những nghĩa mở rộng chứ không phải là nghĩa gốc của nó (mà cũng là nghĩa được thể hiện trong từ “hùng hồn”). Chữ “hồn” vốn có nghĩa là nước trào dâng cuồn cuộn, rồi từ đó mà mở rộng ra thành các nghĩa kể trên. Trong từ hùng hồn 雄渾, hùng nghĩa là mạnh mẽ, chữ hồn 渾 được dùng theo đúng nghĩa gốc của nó, nghĩa là tuôn chảy. Hùng hồn là một tính từ để chỉ lời nói hoặc lời văn mạnh mẽ và trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Tuy soạn giả đã nêu được định nghĩa gần đúng như thế cho từ hùng hồn và nghĩa đúng cho từ tố hùng nhưng ông đã bịa đặt nghĩa cho từ tố hồn, đó là một lỗi lớn.
24. khai khẩn 開墾
Khai 開 nghĩa là mở đầu, là mở rộng ra. Khẩn là bới lật đất, là biến đất hoang thành đất trồng trọt. Khai khẩn là vỡ đất hoang để trồng trọt. Soạn giả đã giải thích đúng nghĩa của từ tố “khai” và của từ “khai khẩn”. Nhưng ông giảng giải rằng, khẩn 墾 là cày bừa, thì quả là chưa chính xác. Cày bừa là công việc rất bình thường của nhà nông, còn khai khẩn đất đai là một công việc rất gian khổ nhằm tạo nên đất để cày bừa và trồng trọt.
25. khoản đãi 款待
Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy soạn giả giải thích rằng, "khoản" nghĩa là lưu khách lại. Thực ra, khoản nghĩa là chân thành, như trong từ "khẩn khoản", và có nghĩa mở rộng là đối xử chân thành. Các từ điển của Trung Quốc giải thích rằng, khoản đãi nghĩa là ân cần tiếp đãi, tức là tiếp đãi chu đáo, tận tình. Tất nhiên, muốn khoản đãi ai thì thường phải giữ người ta ở lại nhà mình, nhưng chữ "khoản" không mang nghĩa ấy thì đừng nên bịa thêm mà làm sai nghĩa của nó.
26. khước từ 卻辭
Từ tức là từ chối, nhưng, bảo rằng khước là co lại thì quả là lạ. Vì thấy lạ quá nên chúng tôi phải tra một quyển từ điển khá to, có ghi chú bằng tiếng Anh, và được biết rằng, chữ khước 卻 có những nghĩa sau đây: 1) lùi bước, rút lui (step back, retreat, withdraw; 2) trừ khử (get rid of); 3) tránh (avoid); 4) cự tuyệt (refuse); 5) quay về, quay lại (turn back); 6) đánh lui, đẩy lùi (repulse); 7) lại, cũng (also); 8) nhưng mà, vậy mà, trái lại (at the same time). Hoàn toàn không có nghĩa nào là "co lại". Hơn nữa, những nghĩa vừa nêu cũng quá đủ để cắt nghĩa từ khước từ rồi, trong khi nghĩa "co lại" (cứ coi là có thật) thì cũng chẳng ăn nhập gì ở đây cả.
27. lâm tẩu 林藪
Soạn giả giải thích: lâm = rừng; tẩu = nơi đồng nội, và, lâm tẩu là nơi ở ẩn trong rừng núi, rối đưa ra một câu ví dụ: Kẻ thành thị, kẻ vui miền lâm tẩu (Cao Bá Quát). Thực ra, ông không hề biết nghĩa của chữ “tẩu” và nghĩa của từ “lâm tẩu”, mà đã dựa vào câu thơ của Cao Bá Quát để đoán mò. Tẩu 藪 nghĩa là nơi ao đầm có cỏ cây rậm rạp chứ không phải là nơi đồng nội. Từ “lâm tẩu” có hai nghĩa: a) nơi hoang vu rậm rạp; b) nơi tụ tập.
28. lộng hành 弄行, lộng quyền 弄權
Lộng hành nghĩa là hành động một cách coi thường mọi người. Lộng quyền nghĩa là đem quyền hành ra làm trò đùa, muốn làm gì thì làm, chẳng kể gì đến phép tắc luật lệ. Chữ lộng 弄 có một số nghĩa thông thường là: chơi đùa; đem sự vật khác hoặc sự việc khác ra làm trò đùa; khinh nhờn, coi thường. Với nghĩa như thế, người ta còn có từ lộng nguyệt, nghĩa là chơi đùa với trăng, tức là vui chơi dưới ánh trăng, lộng ngôn là nói năng bừa bãi, thích nói gì thì cứ nói, và lộng bút nghĩa là viết lách vô trách nhiệm, không biết cũng viết bừa, coi thường mọi người. Tiếc thay, soạn giả chỉ nắm được nghĩa sơ sài của các từ lộng hành và lộng quyền rồi suy ra rằng, “lộng” nghĩa là lấn át. Chưa kể đến hàng trăm trường hợp giảng giải liều lĩnh khác, chỉ riêng trường hợp này cũng đã đủ cho phép mọi người coi ông là một kẻ lộng bút.
29. mạch lạc 脈絡
Mạch 脈 là đường dẫn máu trong cơ thể, hẳn ai cũng biết rồi. Tất nhiên, mạch còn có nghĩa là một hệ thống các đường ngang lối dọc tựa như mạch máu. Còn lạc 絡 là gì? Soạn giả giải thích rằng, lạc là dây thần kinh (!) Có đúng hay không? Phải chăng, nghĩa đen của từ mạch lạc là mạch máu và dây thần kinh có quan hệ với nhau – như soạn giả đã giải thích? Thật là sai lầm khi hiểu rằng, lạc nghĩa là dây thần kinh. Chữ lạc 絡 không hề có nghĩa đó. Lạc 絡 là những nhánh ngang nối liền các đường dọc để tạo thành một mạng lưới đường ngang lối dọc. Theo các từ điển Từ nguyên và Từ hải thì mạch lạc 脈絡 vốn là một thuật ngữ của Trung y (tức là y học cổ truyền của Trung Quốc, mà ta quen gọi là Ðông y), chỉ hệ thống động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Từ đó, “mạch lạc” có nghĩa mở rộng là sự nối tiếp các mối liên hệ theo một trật tự hợp lý và có hệ thống. Ngoài ra, chúng ta còn dùng từ “mạch lạc” như một tính từ, với nghĩa là có hệ thống phân minh. Soạn giả cho rằng, mạch lạc là quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận. Ðịnh nghĩa như vậy chưa thật chính xác.
30. miên man 綿蔓
Miên man nghĩa là kéo dài, hầu như không bao giờ hết. Ðịnh nghĩa như vậy không có gì đáng phàn nàn. Nhưng, khi giải nghĩa các từ tố, soạn giả cho rằng, miên = kéo dài; man = nước tràn, dài thì chúng tôi thấy chỉ đúng ở chữ miên, còn nghĩa của chữ man thì quả là rất đáng nghi ngờ. Tra cứu ở vài quyển từ điển Hán Việt (trong đó có Hán Việt từ điển của Ðào Duy Anh), chúng tôi thấy có từ “miên man” 綿蠻 (trong đó, man 蠻 là chữ mà người Trung Hoa ngày xưa dùng để chỉ các dân tộc chưa khai hóa ở phương nam, như trong các từ nam man, dã man) và tìm thấy lời giải thích rằng, miên man nghĩa là tiếng chim kêu líu lo; có quyển còn nói rõ hơn: miên man = tiếng chim hót líu lo, tiếng nọ dính với tiếng kia; tiếp nối không dứt, hết cái này tới cái kia, hết chuyện này tới chuyện kia. Ðến đây, mối nghi ngờ vẫn chưa chấm dứt, bởi vì chữ man 蠻 không có nghĩa là tiếng chim hót, hơn nữa, từ miên man chỉ gợi hình ảnh chứ không gơị âm thanh. Cuối cùng, tra cứu ở từ điển Từ nguyên, chúng tôi tìm ra từ miên man 綿蔓, trong đó, man 蠻 nghĩa là bò lan dài ra (nói về thực vật bò hoặc leo). Từ tố này thật xác đáng, thật sát nghĩa, không có gì phải phân vân nữa.
31. minh tinh 銘旌
Từ minh tinh ở đây không phải là ngôi sao sáng, và có nghĩa khác hẳn vì có dạng chữ Hán hoàn toàn khác. Ðó là dải lụa (hoặc vải, giấy) có ghi tên tuổi và danh vị của người chết, được rước đi trước linh cữu trong đám tang. Soạn giả đã hiểu đúng như thế, nhưng đã suy đoán sai nghĩa của một trong hai từ tố. Theo ông, minh = tối tăm, sâu kín; tinh = cờ có cắm lông ở ngù. Có lẽ ông nghĩ rằng, đồ vật này liên quan đến người chết nên phải chọn chữ minh 冥 nghĩa là tối tăm. Nhưng, soạn từ điển mà không có nguồn sách tra cứu thật phong phú và đáng tin cậy thì dĩ nhiên là phải “sai tùm lum” như soạn giả của chúng ta vậy. Ông đã đoán sai chữ “minh”. Theo từ điển Từ nguyên thì trong từ minh tinh này, minh 銘 nghĩa là ghi nhớ, và chỉ trong đám tang của những người có chức tước mới có minh tinh. Ngoài ra, theo từ điển này, người ta cũng viết là minh tinh 明旌 trong đó minh 明 nghĩa là sáng, và cũng có khi viết là tinh minh 旌銘。
32. nghiễm nhiên 儼 然
Theo soạn giả, nghiễm nghĩa là hình như, giống như; nhiên nghĩa là như thường; và nghiễm nhiên có hai nghĩa; 1) tự nhiên được hưởng một quyền lợi; 2) không băn khoăn, không áy náy.
Giải thích như thế chưa ổn. Nghiễm 儼 nghĩa là trang trọng, nghiêm túc, đoan trang. Về từ tố nhiên, chúng tôi đã nói rõ ở mục từ hồn nhiên, số 20 trong phấn này. Nghiễm nhiên 儼 然
là có vẻ trang nghiêm một cách bình thản, ra dáng đắc ý, làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
33. ngoa dụ 訛喻
Có lẽ ai cũng biết rằng, ngoa 訛 nghĩa là nói quá sự thật. Ngoa dụ 訛喻 nghĩa là diễn đạt quá sự thật để làm nổi bật một ý nào đó. Soạn giả đã giảng đúng nghĩa của từ ngoa dụ nhưng giảng sai nghĩa của từ tố dụ. Ông cho rằng, dụ nghĩa là rõ ràng. Về từ tố dụ 喻, chúng tôi đã phân tích ở mục từ ẩn dụ (số 3 trong phần này). Trong trường hợp này, dụ có nghĩa là tỷ dụ, nghĩa là nêu ra một điều tương tự để gợi ý cho dễ hiểu.
34. ngoại diên 外延
Soạn giả giảng rằng, ngoại = ngoài, diên = noi theo, và, ngoại diên là một từ triết học, chỉ toàn thể hiện tượng và hình thức bao gồm trong một khái niệm. Thật ra, đây là một thuật ngữ logic học, và nên được định nghĩa như sau: ngoại diên là tập hợp tất cả các đối tượng có các thuộc tính chung được phản ánh trong một khái niệm. Ngoài ra, ông đã đoán sai nghĩa của chữ “diên”. Chữ “diên” 延 này nghĩa là kéo dài, là nối dài ra, khác hẳn với chữ “duyên” 沿 (mà đôi khi người ta cũng đọc là “diên”) nghĩa là “noi theo”.
35. nhân huynh 仁兄
Ðây là một từ dùng trong việc xưng hô, để tôn xưng một người bạn quý. Soạn giả đã nói đúng nghĩa của từ nay. Huynh 兄 là anh thì ai cũng rõ rồi, nhưng, phải chăng, nhân là người? Cứ theo nghĩa của từ này thì người đọc tinh ý, dù không biết chữ Hán cũng cảm thấy đáng ngờ khi soạn giả giảng rằng, nhân là người. Thật vậy, ở từ này, nhân 仁 là có tình thương yêu con người, là có phẩm chất tốt đẹp (khác với chữ nhân 人 là người).
36. niên hoa 年華
Niên là năm, hoa là tốt đẹp. Từ đó, soạn giả cho rằng, niên hoa là tuổi thanh xuân. Như vậy, phải chăng, niên hoa cũng đồng nghĩa với hoa niên?. Chúng tôi nghi ngờ lời giải thích này. Từ điển Từ nguyên cho biết rằng, niên hoa nghĩa là niên tuế, là năm tháng, là thời gian. Theo từ điển này thì ngày xưa, chữ hoa 華 và chữ quang 光 thường dùng để chỉ thời gian, như trong từ thiều quang hoặc thiều hoa. Như vậy, trong từ niên hoa, từ tố hoa không có nghĩa là tốt đẹp, mà có nghĩa là thời gian
37. phi công 飛工
Phi là bay, phi công là người lái máy bay. Ðiều đó thì ai cũng biết cả nên soạn giả cũng không lầm. Nhưng ông không hiểu từ tố “công” nên đã giảng sai nghĩa của nó. Chữ công 工 trong từ này nghĩa là người thợ, cũng giống như trong các từ công nhân, nhạc công (người sử dụng nhạc cụ chuyên nghiệp), họạ công (thợ vẽ), vũ công (thợ múa), chứ không phải công 公 nghĩa là ông, như soạn giả đã nghĩ. Nên chú ý rằng, từ phi công có lẽ do người Việt Nam đặt ra, vì trong các từ điển của Trung Quốc, không có từ này mà chúng tôi chỉ tìm thấy từ "phi hành gia".
38. quắc thước 矍鑠
Quắc thước (thường dùng để nói về các cụ già) nghĩa là có đôi mắt tinh anh và có dáng vẻ hoạt bát, khoẻ manh. Soạn giả hiểu được ý này nhưng đã đoán sai nghĩa của từ tố quắc. Quắc 矍 nghĩa là chợt mở to đôi mắt rất nhanh để nhìn khi gặp một tình huống bất ngờ, thể hiện tính nhạy cảm và linh hoạt của đôi mắt. Người cao tuổi mà vẫn giữ được dáng vẻ như thế là một điều đặc biệt. Vì vậy từ quắc thước dùng để nói về người già mà đôi mắt vẫn tinh tường, mặt mũi vẫn hồng hào đẹp đẽ. Trong tiếng Việt, từ quắc mắt thường được hiểu là mở to mắt mà nhìn với vẻ bất bình. Có lẽ soạn giả dựa vào đó để suy ra rằng, quắc nghĩa là nhìn chằm chằm. Không tra cứu được sách vở, chỉ biết dựa dẫm và đoán mò mà dám soạn từ điển thì quả là quá liều lĩnh.
39. tằng tổ 曾祖
Tằng tổ nghĩa là người cha của ông nội, tức là cụ nội. Soạn giả đã giảng giải đúng nghĩa của từ này. Tuy nhiên, ông cho rằng, tằng là ông tổ bốn đời thì không ổn. Các từ điển của Trung Quốc đều giải thích rằng, tằng 曾 là tính từ để chỉ quan hệ thân thuộc cách nhau hai đời (hoặc kể từ đời nọ đến đời kia thì tính là bốn đời). Bởi vậy, mới có từ tằng tôn nghĩa là đứa cháu ở đời thứ tư (mà ta gọi là chắt). Như vậy, rõ ràng rằng, tằng không phải là ông tổ bốn đời như soạn giả đã dạy.
40. thanh trừng 清澈
Theo soạn giả, thanh nghĩa là trong sạch; trừng nghĩa là trừng phạt, và, thanh trừng là trừng phạt để giữ được sự trong sạch. Rồi ông đưa ra một câu để ví dụ: Thanh trừng những kẻ tham ô của công. Ở mục từ này, ông chỉ nói gần đúng nghĩa của từ tố “thanh”. Thực ra, phải hiểu răng, thanh nghĩa là làm cho sạch thì mới đúng. Còn từ tố “trừng” mà giảng như thế thì chứng tỏ ông hoàn toàn không biết nghĩa của nó. Trừng 澈 ở đây nghĩa là gạn đãi để thải hết cặn bã, khác hẳn với chữ trừng 懲 trong từ trừng phạt 懲罰. Thanh trừng nghĩa là loại bỏ những phần tử có hại hoặc không cần nữa, để cho nội bộ một tổ chức được trong sạch, thuần nhất. Người Trung Quốc thường nói là “trừng thanh”, nghĩa là gạn đãi cho trong sạch.
41. thân hào 神豪
Soạn giả giảng giải rằng, thân nghĩa là cái dải mũ của quan văn, và cũng có nghĩa là người có học; hào nghĩa là tài giỏi; thân hào là người có học thức và có uy tín trong xã hội cũ. Về từ tố thân 紳 ông đã giải thích sai. Thân 神 là cái đai áo thụng của các quan to chứ không phải là cái dải mũ của quan văn, và cũng có nghĩa là người có địa vị cao.Chữ hào 豪 có nhiều nghĩa, ở đây có nghĩa là người tài năng xuất chúng. Thân hào 紳豪 là người có tài năng và địa vị cao trong xã hội phong kiến.
42. thân sĩ 紳士
Chữ thân ở đây cũng nghĩa là cái đai áo của các quan to nhưng soạn giả vẫn giải nghĩa là cái dải mũ của quan văn. Thân sĩ là người có học thức và địa vị cao trong xã hội cũ, chứ không phẩi là người có học thức tham gia cách mạng như soạn giả đã định nghĩa. Chúng tôi nghĩ rằng, soạn giả vốn không đọc được chữ Hán, mọi lời giảng giải của ông chủ yếu là dựa vào trí nhớ và kinh nghiệm, bởi vậy nên mới nhớ cái dải áo thành ra cái dải mũ.
43. thế nghiệp 世業
Thế 世 nghĩa là đời, nghiêp 業 là sự nghiệp hoặc sản nghiệp. Thế nghiệp 世業 là sự nghiệp hoặc tài sản do đời trước để lại. Các bộ từ điển đáng tin cậy đều định nghĩa như thế. Tiếc thay, soạn giả đã giảng rất sai rằng, thế nghĩa là quyền lực hoặc trạng thái (có dạng chữ Hán là 勢), nghiệp nghĩa là nghề, và, thế nghiệp là chức vụ do cha ông để lại trong thời phong kiến.
44. thôi thúc 催促
Từ này tưởng là quá đơn giản, thế mà soạn giả đã giảng sai.Theo ông, thôi nghĩa là thúc giục, và, thúc nghĩa là buộc. Thực ra, chữ thúc 促 này có nghĩa là giục giã, là đòi phải tăng tốc, như trong từ đốc thúc, khác với chữ “thúc束 nghĩa là buộc. Chữ thúc trong từ thôi thúc cũng có âm là xúc, và có mặt trong từ xúc tiến.
45. thủ tục 手續
Soạn giả giảng giải rằng, thủ là tay, tục là thói quen, rồi đưa ra định nghĩa: thủ tục là cách thức tiến hành công việc theo một thứ tự hoặc một luật lệ đã quen. Như vậy, ông chưa giải nghĩa được các từ tố. Thủ 手 có nghĩa đen là bàn tay, và có nghĩa mở rộng là công việc, là cách làm việc; tục 續 nghĩa là tiếp nối, là trình tự, khác hẳn với chữ tục 俗 nghĩa là thói quen. Thủ tục 手續 là trình tự và phương pháp làm việc. Ðịnh nghĩa do soạn giả nêu lên tuy không sai, nhưng dài dòng và thừa các chữ “đã quen” và gán cho từ “thủ tục” cái sắc thái quan liêu và câu nệ hình thức, tuy không có sắc thái “tiêu cực” đó.
46. thuần dưỡng 馴養
Sau khi giảng giải rằng, thuần = đều một loạt, không tạp nhạp; và dưỡng = nuôi, soạn giả rút ra định nghĩa: thuần dưỡng là làm cho thú rừng trở thành thú nuôi. Ông đã giảng sai về từ tố thuần. Với nghĩa như thế thì từ tố thuần chắng dính dáng g với nghĩa của từ thuần dưỡng cả. Chữ thuần 馴 ở đây nghĩa là dạy cho động vật hoang dã quen với điều kiện sống do con người tạo ra. Như vậy, thuần dưỡng 馴養nghĩa là nuôi và dạy cho động vật hoang dã quen với điều kiện sống do con người tạo ra.
47. thuần hoá 馴化
Soạn giả cho rằng, trong từ thuần hoá, thuần = thực thà, dày dặn, tốt đẹp; và, thuần hoá = biến vật hoang dại thành vật thích ứng với môi trường mới. Ông đã giảng chữ thuần ở đây khác với chữ thuần trong từ thuần dưỡng, nhưng vẫn giảng sai. Chữ thuần ở đây và ở từ thuần dưỡng chỉ là một. Thuần hoá 馴化 nghĩa là cải biến môi trường sống và thói quen của động thực vật hoang dã, làm cho chúng thích nghi với điều kiện chăn nuôi và trồng trọt do con người tạo ra.
48. thường trực 常值
Ai cũng biết rằng, thường trực 常值 nghĩa là luôn luôn có mặt tại cương vị của mình. Thường 常 nghĩa là lúc nào cũng vậy, nhưng, phải chăng, trực nghĩa là gánh việc, như lời giải thích của soạn giả? Không phải như vậy. Chữ trực 值 có nhiều nghĩa. Trước hết, trực 值 là một động từ, có các nghĩa chính như sau:để, đặt; nắm giữ; trực ban (nghĩa là có mặt tại cương vị công tác của mình để giải quyết công việc). Ngoài ra, chữ trực 值 còn có âm là trị, nghĩa là đáng giá và cũng có nghiã là giá trị hoặc giá tiền. Chữ “trực” 值 chẳng có nghĩa nào là gánh việc như soạn giả đã bịa đặt.
49. trang hoàng 裝潢
Theo soạn giả, trang nghĩa là tô điểm, hoàng nghĩa là rực rỡ, và trang hoàng nghĩa là bày biện cho đẹp mắt. Ðịnh nghĩa về trang hoàng thì đúng, nhưng giải nghĩa các từ tố thì tuy có vẻ hợp lý nhưng mà sai. Quả thật, có những quyển từ điển Hán Việt đã giải thích như thế, nên đã viết là 粧煌, trong đó, trang 粧 nghĩa là tô điểm, hoàng 煌 có nghĩa là rực rỡ. Nhưng khi xem lại từ điển Từ nguyên thì chúng tôi chỉ thấy từ trang hoàng 裝潢 trong đó, chữ hoàng 潢 không có nghĩa là rực rỡ. Ở đây, trang 裝 nghĩa là bày đặt, sắp xếp, và cũng có nghĩa là làm cho đẹp; hoàng 裝 nghĩa là giấy mầu; trang hoàng có nghĩa đen là dùng giấy nhuộm màu để làm đẹp cho những bức thư hoạ (tác phẩm nghệ thuật kết hợp hội hoạ và thư pháp chữ Hán), và nghĩa rộng là bài trí để làm tăng vẻ đẹp, thường là cho các công trình xây dựng.
50. trữ tình 抒情
Soạn giả không hề biết “mặt chữ” mà chỉ biết phỏng đoán theo cảm tính nên đã giảng giải rằng, trữ là chứa chất, tình là tình cảm; trữ tình là chứa chất tình cảm. Thật là sai lầm nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, ở đây, trữ 抒 nghĩa là biểu đạt, là bày tỏ. Trữ tình nghĩa là biểu đạt tình cảm. Cần phân biệt chữ "trữ" 抒 này với chữ trữ 貯 trong từ tích trữ.
51. trực ban 值班
Các từ tố trong từ này được giải thích không đúng. “Trực” ở đây mà giảng là thẳng, là thẳng thắn, là đợi, thì sai hết. Trực vốn là một động từ, ở đây cũng dùng để chỉ hành động (xin xem giải nghĩa từ tố này tại mục từ thường trực, số 47). Ban 班 ở đây nghĩa là phiên làm việc được phân công theo từng khoảng thời gian trong một ngày. Trực ban nghĩa là có mặt tại phiên làm việc để đảm nhiệm công tác, và cũng có khi được hiểu là người đảm nhiệm phiên làm việc ấy. Soạn giả nghĩ rằng, ban là tổ chức nhiều người cùng một việc rồi đi đến định nghĩa: trực ban là những người phải có mặt ở cơ quan để tiếp xúc với người đến có việc. Thật là thiếu sót, vì trước hết, trực ban là một từ chỉ công việc chứ không phải để chỉ một nhóm người.
52. trực chiến 值戰
Soạn giả cũng giải thích từ tố “trực” như ở từ “trực ban”, rồi định nghĩa: trực chiến là tự tham gia cuộc chiến đấu. Thật đáng ngạc nhiên về cách hiểu ngớ ngẩn như vậy của soạn giả. Phải định nghĩa như sau mới đúng: trực chiến là có mặt ở vị trí cần thiết để sẵn sàng chiến đấu.
53. từ vị 辭彙
Trước đây, ở nước ta, từ điển thường được gọi là tự vị (sai, xin xem các mục “tự vị” ở ngay dưới đây và mục II. 15) hoăc cũng có người gọi là từ vị. Soạn giả cũng cho rằng, từ vị nghĩa là từ điển. Ðiều đáng phàn nàn là, ông chỉ căn cứ theo âm để đoán nghĩa nên đã cho rằng, vị nghĩa là nói 謂. Hoàn toàn sai. Tất cả mọi từ điển chữ Hán của Trung Quốc và của các soạn giả Việt Nam đều không có quyển nào dùng chữ vị 謂 ấy, mà viết là 彙. Chữ vị 彙 này vốn có âm là hội. Ở Trung Quốc nó chỉ có một âm là hui (đọc là huây, tương ứng với âm “hội” của ta) còn ở Việt Nam lại có thêm hai âm nữa là vị và vựng, nhưng nghĩa vẫn không thay đổi. Theo từ điển Từ nguyên, chữ này có ba nghĩa: đồng loại; phồn thịnh; con nhím. Phải chăng, vì con nhím có tên là “vị” 蝟 nên cha ông chúng ta cũng đọc chữ hội, 彙 này là vị. Ngoài ra, có lẽ vì chữ “hội” hoặc “vị“ 彙 này xem qua thì hơi giống chữ “vựng” 暈 nghĩa là “vầng” nên có người đã đọc nhầm rồi trở thành thói quen, tương tự như trong trường hợp người ta đã đọc nhầm chữ thung với chữ xuân 椿. Hiện nay, hầu như không ai dùng từ từ vị 辭彙 với nghĩa như từ điển nữa.
Giới ngôn ngữ học hiện nay dùng từ “từ vị” 辭位 (trong đó, vị 位 nghĩa là vị trí, là đơn vị) với nghĩa là “đơn vị cơ bản có nghĩa, và là yếu tố cấu trúc của ngôn ngữ, thường tương đương với từ”.
54. tự vị 字彙
Soạn giả vẫn giảng giải sai rằng, vị nghĩa là nói, tuy ông cũng biết rằng, tự vị cũng là tự điển. Ở Trung Quốc, ít khi người ta gọi tự điển là tự vị. “Tự vị” 字彙 (phải đọc là tự hội mới đúng) vốn là tên bộ tự điển của Mai Ưng Tộ thời Minh, thu thập 33 179 chữ. Ðó là bộ tự điển chữ Hán lớn nhất trước khi có bộ Tự điển Khang Hy (ấn hành năm Khang Hy thứ 55, tức là năm 1717, thu thập 47 035 chữ).
55. văn thân 文紳
Văn là chữ nghĩa, là học vấn và cũng có nghĩa là người có học vấn. Chữ thân 紳 có nghĩa ban đầu là cái đai áo của các quan to, và có nghĩa mở rộng là người có quyền thế, như trong các từ thân hào, thân sĩ, hương thân, v. v. Văn thân là người có học vấn rồi được làm quan trong chế độ phong kiến. Soạn giả đã giải thích rằng, “thân” nghĩa là cái dải mũ. Hoàn toàn sai. Trong tiếng Hán, “anh” 纓 là cái dải mũ, chữ này không hề tượng trưng cho người làm quan to hay người có quyền thế.
56. viễn phố 遠浦
Soạn giả giải thích rằng, viễn = xa, phố = chỗ bán hàng, nhà trạm; và viễn phố = nơi ở xa. Rồi ông trích dẫn câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố… của Bà huyện Thanh Quan. Ông không hiểu rằng, ở đây, phố 浦 nghĩa là cửa biển chứ không phải phố 鋪 là cửa hàng. Viễn phố 遠浦 nghĩa là cửa biển ở xa. Chắc là Bà huyện Thanh Quan ở thế giới bên kia phải hết sức phẫn nộ và vô cùng đau lòng cho đất nước nếu bà biết rằng, có một nhà biên soạn từ điển tiếng Việt (rất có thể đó là một giáo sư từng được trọng vọng) ở đầu thế kỷ XXI đã không biết chữ Hán lại còn dám giảng giải thơ của bà như thế.
57. xuân đình 椿庭
Xuân là cây xuân, một thứ cây sống lâu, thường chỉ người cha; đình là cái sân. Soạn giả giảng giải rằng, xuân đình là cây xuân ở trước sân, là nhà cha mình ở. Giảng như vậy quả là liều lĩnh và không có một chút hiểu biết tối thiểu về cách tạo từ trong tiếng Hán. Nên nhớ rằng, xuân đình là một từ Hán hẳn hoi, các từ điển của Trung Quốc đều có ghi từ này. Theo cách tạo từ trong tiếng Hán thì xuân đình không thể là cây xuân ỏ trước sân, mà phải là cái sân có cây xuân. Xuân đình là từ dùng để tôn xưng cha già của người khác.
nguồn: talawas.de
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)