27/2/15

Lỡ Bước Sang Ngang


Hình: facebook Nhã Nam
Lỡ Bước Sang Ngang được in lần đầu trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm năm 1939, sau được in trong tập thơ đầu của ông, cùng tựa Lỡ Bước Sang Ngang, Lê Cường xb 1940. Bài thơ rất dài, gồm 3 đoạn, tổng cộng 110 câu lục bát. Nội dung là tâm sự của một cô gái vì hoàn cảnh thế nào đó, phải đi lấy chồng, bỏ lại mối tình đầu. Trong bản in trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm hay trong tập Lỡ Bước Sang Ngang in lần đầu đều có ghi Tặng (Gửi ?) chị Trúc. Chị Trúc được Nguyễn Bính nhắc đến trong nhiều bài thơ, nhưng nguyên mẫu là ai thì có nhiều thuyết, thuyết nào cũng từ những người rất thân cận với ông đưa ra, chả biết ai đúng. Người thì bảo đó là vợ người anh ruột ông, nhà viết kịch Trúc Đường. Người lại bảo đó là một thiếu phụ đã có chồng, thầm yêu Trúc Đường, và từng bỏ chồng ở với Trúc Đường 110 ngày, đúng bằng số câu của bài thơ Nguyễn Bính viết để tặng họ kỷ niệm thời gian sống bên nhau.

Bài thơ được mọi người thuộc đủ tầng lớp, từ bình dân đến trí thức, say mê; cả những phụ nữ chốn thôn quê ko biết chữ cũng thuộc lòng, dùng ru con. Cả Lê Duẩn cũng thường nhờ người đọc cho nghe để quên nhọc mệt (là nói theo bài báo này). Sau bài thơ đang báo, Nguyễn Bính nổi danh khắp nơi

26/2/15

Cô hái mơ


Mùa hội chùa Hương cũng là mùa mơ. Theo anh gúc, ở Việt Nam mơ mọc nhều nơi, nhưng mơ Hương Sơn được cho là thơm ngon nhất. Ở đây đầu tháng giêng, tức đầu mùa hội, mơ ra hoa. Đến tháng ba, hội vãn, cũng là quả mơ ươm vàng. Có lẽ xưa nhà thơ Nguyễn Bính trong một dịp đi hội chùa Hương, rồi lang thang trong rừng mai, tình cờ gặp cô hái mơ ? Nghe Hồng Vân và Bảo Cường ngâm bài thơ Cô Hái Mơ của ông


Những bài thơ của Nguyễn Bính được phổ nhạc


Theo vi.wikipedia (10h 26/2/2015), các bài thơ của Nguyễn Bính được phổ nhạc có

1. Tiểu đoàn 307 được Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc.
2. Người hàng xóm được Anh Bằng phổ thành ca khúc Bướm Trắng
3. Cô hái mơ được Phạm Duy phổ nhạc
4. Lỡ bước sang ngang được Song Ngọc phổ nhạc
5. Nhạc xuân được Đức Quỳnh phổ nhạc.
6. Thời trước đượcVăn Phụng phổ nhạc thành bài Trăng sáng vườn chè.
7. Ghen được Trọng Khương phổ nhạc.
8. Gái xuân được Từ Vũ phổ nhạc.
9. Cô lái đò được Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc.
10. Chân quê được Minh Quang phổ nhạc.
11. Nụ tầm xuân được Phạm Duy phổ nhạc
12. Mưa xuân được Huy Thục phổ nhạc

Danh sách trên còn thiếu, ít nhất 2 bài

- Bài thơ Thoi Tơ trong tập Lỡ Bước Sang Ngang đã được nhạc sĩ Đức Quỳnh phổ nhạc từ 1950, Mộc Lan thu âm từ 1952, sau này khá nhiều ca sĩ hát lại: Thanh Lan, Hồng Nhung, .. .

- Bài thơ Người Con Gái Ở Lầu Hoa được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, nhan đề Chuyện Tình Hoa Mai

Đấy là chưa kể một số bài thơ khác do một số nhạc sĩ chưa ai biết tên phổ nhạc,

Bản Tiểu Đoàn 307 do Nguyễn Hữu trí dựa trên ý bài thơ Cửu Long Giang của Nguyễn Bính để viết lời, Nguyễn Bính ko có bài thơ nào mang tên Tiểu đoàn 307.

Ngoài ra, mỗi bài thơ Wiki chỉ giới thiệu một bản phổ nhạc. Thật ra có một số bài thơ có nhiều hơn một bản phổ. Ví dụ bài thơ Cô Hái Mơ cho đến nay có ít nhất 5 người phổ nhạc, chứ không chỉ mỗi Phạm Duy như liệt kê trên.

Bài viết của Thy Nga sau đây, được phát thành 2 kì trên RFA hồi tháng 2/2009, còn thiếu sót hơn. Nhưng kệ, đang nghỉ Tết, nghe bả nói chuyện, rồi nghe Hồng Vân ngâm thơ, Vũ Khanh, Như Quỳnh ca hát cho vui.

Những ca khúc phổ thơ Nguyễn Bính
Thy Nga



Hình: chungta.com
Viết về Nguyễn Bính thì có lẽ, cả cuốn sách cũng chưa đề cập hết những khía cạnh trong thơ và đời ông. Nguyễn Bính đã khuất, ông ra đi một cách đột ngột ngày 20 tháng Giêng năm 1966 nhằm 29 Tết, ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ. 48 năm cuộc đời không nhiều, tuy nhiên Nguyễn Bính đã sống hết mình, yêu hết mình. Khối tình lớn nhất, ông dành cho thi ca và thôn làng qua những bài thơ mang mang hồn quê

Yêu hết mình, thì như Nguyễn Bính bày tỏ bằng lời thơ, người đọc có thể thấy là ông đem lòng yêu rất nhiều. Có khi chỉ là tình cảm mông lung với cô hàng xóm, có khi là thầm yêu trộm nhớ nhưng không kém đắm say.

Sống lang bạt, ông trải qua đủ hương vị cuộc đời, cùng với lắm mối tình. Ký vào giấy tờ thì có 2 cuộc hôn nhân trong Nam, và 2 hôn nhân ở miền Bắc.

Thơ Nguyễn Bính có duyên với âm nhạc, khá nhiều nhạc sĩ đã phổ thơ ông, điều này chỉ có với rất ít nhà thơ. Do đó, Thy Nga soạn thành chương trình thi ca, để chia sẻ với quý thính giả.

Nguyễn Bính chào đời tại làng Thiện Vịnh, Nam Định. Mới ba tháng thì mẹ từ trần. Cha làm nghề dạy học vì thế, Bính học tại nhà. Rồi cha bước đi bước nữa, Bính được các bác mang về nuôi dưỡng. Với tài thiên phú về thơ, Nguyễn Bính khi mới 13 tuổi, đã chiếm giải nhất trong một cuộc thi hát trống quân đầu xuân. Theo tài liệu thì hôm ấy, Bính gà thơ cho bên nam đối đáp với bên nữ, và thắng dù rằng người gà thơ cho bên kia là một cụ bảy chục tuổi.

Năm 14 tuổi, Bính rời làng nơi chôn nhau cắt rốn, theo người anh qua nhiều vùng quê. Bước đường kế tiếp là theo bạn lên mạn ngược kiếm sống; sau đó, thì đến Hà thành.

Nguyễn Bính bắt đầu được chú ý đến là vào năm 1936 với bài thơ “Cô hái mơ” đăng trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ Năm”. Nhạc sĩ Phạm Duy ghi là đi vào âm nhạc với bài thơ này, phổ thành ca khúc vào năm 42.

Năm 1937, Nguyễn Bính được nhóm “Tự lực Văn đoàn” trao giải khuyến khích về tập thơ “Tâm hồn tôi”.

Từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang” thì tên tuổi Nguyễn Bính mới thật sự nổi tiếng.

Ở nước ta thời đó, nữ giới không được có ý kiến gì cho hôn nhân của mình. Nguyễn Bính cảm thông với tình cảnh ấy để viết lên những câu thơ bi thiết như trong bài “Lỡ bước sang ngang”. Về sau, chính bài này gắn liền với tên tuổi Nguyễn Bính trong sự nghiệp gồm cả ngàn bài thơ và các thể loại khác như chèo, truyện thơ, kịch thơ, …

Thời gian ấy, có phong trào thơ mới với ảnh hưởng của thơ Pháp, nhưng Nguyễn Bính quyết gắn bó với thể thơ bảy chữ, hay lục bát, chan chứa tình dân tộc. Ông đưa ra bài “Chân quê” như một tuyên ngôn.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua, em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều


Lời thơ Nguyễn Bính mang vần điệu như ca dao, và gần gũi với nếp sống bình dị của thôn làng.

Nguyễn Bính viết một cách dễ dàng, và người nghe, dù là dân quê, cũng dễ nhớ, dễ thuộc thơ ông.

Qua bài thơ này, Nguyễn Bính nói lên ý chí giữ gìn thể thơ truyền thống dân tộc, giữa lúc nhiều người ham thích thể thơ Tây phương, hoặc làm thơ phá cách. Tuy vậy, không phải là Nguyễn Bính không có tư tưởng mới. Thời đó, đã mấy người dám diễn tả những tình cảm thầm kín của mình, như ông? Hay nói lên tâm tư của cô gái mới lớn qua những câu thơ bạo dạn như trong bài “Gái xuân”?

Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám xuân đi trên mái tóc
Đêm xuân, cô ngủ có buồn không?


và như bài thơ tựa là “Thời trước”, Nguyễn Bính diễn tả nỗi lòng người vợ trẻ khuyên chồng gắng học để mai này vinh hiển, nở mày nở mặt với xóm làng. Văn Phụng phổ thành ca khúc “Trăng sáng vườn chè” Xuân Sơn hát sau đây

Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa
Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng …
Đêm nay mới thật là đêm
Ai đem trăng giải lên trên vườn chè


thêm nữa, Nguyễn Bính có bài thơ độc đáo tựa đề là “Ghen”. Độc đáo vì đến nay, tức là đã hơn nửa thế kỷ, chưa nhà thơ Việt Nam nào diễn tả sự ghen tuông một cách tài tình tới như vậy.

Các năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lang bạt vào miền Nam, đó là thời gian có các bài “Hành phương Nam”, “Tặng Kiên Giang”, “Từ độ về đây”, …

Từ độ về đây, sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu


Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp.

Năm 1955 thì tập kết về Bắc. Sau khi đã ở trong Nam 13 năm, miền đất thịnh vượng, dân tình cởi mở; nay trở lại Bắc, ông thấy xã hội miền Bắc khác nhiều! Điều này, Nguyễn Bính ghi lại trong bài thơ “Tỉnh giấc chiêm bao” mà tới nay, vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tập thơ của ông.

“…thư rằng: “Thôi nhé đôi ta
Tình sao không phụ mà ra phụ tình
Duyên nhau đã dựng Trường đình
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu …”
Sắc hương muôn nẻo tuôn trào
Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình


Ở Hà Nội, Nguyễn Bính được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn. Qua năm sau, ông lập ra báo “Trăm hoa”.

Cũng như các văn nghệ sĩ sống dưới chế độ, Nguyễn Bính phải viết theo mục tiêu chỉ định vì vậy, có các bài xem như lắp ráp những từ ngữ vào cho đủ, và chẳng khác nào bài vè.

Thế nhưng, lại có một số bài mà chính quyền cho rằng Nguyễn Bính “còn mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng”.

Báo Trăm Hoa xuất bản được 15 kỳ thì không kham nổi chi phí, phải ngừng. Sau đó, Nguyễn Bính có mấy bài thơ viết về những oan khuất, tàn tệ trong cuộc cải cách ruộng đất.

Đến năm 1958 thì ông phải chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn Hoá Thông Tin dưới sự kềm kẹp của Trưởng Ty và quan chức địa phương. Nguyễn Bính chịu sự gò ép như vậy, tới khi qua đời (năm 1966).

34 năm sau đó, tức là vào năm 2000 thì Nguyễn Bính được Nhà nước xét lại, và truy tặng giải thưởng Hồ-Chí-Minh về Văn học Nghệ thuật.

“… Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông


Chương trình về nhà thơ Nguyễn Bính kết thúc nơi đây.

Thy Nga tạm biệt quý thính giả.

nguồn: RFA, file audio: giadinhhoangtrong



25/2/15

Chuyện tình hoa mai


Tối mồng 7 tết, cây mai cạnh hồ sen bông vẫn vàng rực. Cây này bông to, có 10 cánh xếp thành 2 lớp rất đẹp



Ngắm mai, nghe luôn Chuyện Tình Hoa Mai cho đủ bộ


(video cũ bị block, update 10/8/16)

Bản nhạc Anh Bằng phổ bài thơ của Nguyễn Bính.

24/2/15

Em đi chùa Hương


Hôm nay, mồng 6 Tết, bắt đầu hội chùa Hương. Mặc dù những năm gần đây nghe nói nhiều những nhếch nhác trong lễ hội này, nhưng mỗi khi nhắc đến chùa Hương, vẫn gợi lên trong trí hình ảnh núi non thơ mộng với rừng Mai, khe Yến .. Ấn tượng Chu Mạnh Trinh để lại từ bài thơ học hồi cấp 2

Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?
Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh.
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
..

23/2/15

Shepherd Moons . Enya


Ba năm sau Watermark, tháng 11/1991, Enya cho ra mắt Shepherd Moons - vầng trăng du mục, tạo một hit mới, còn lớn hơn. Album có mặt trên Billboard 200 hơn 200 tuần, bán được 12 triệu bản và đem đến cho cô giải Grammy đầu tiên - Album nhạc New Age hay nhất năm 1993. Một số ca khúc trong album sau đó đã được sử dụng trong một số phim: Ebudæ cho Toys (1992), phim của Barry Levinson; Book of Days cho Far and Away (1992), với lời mới bằng tiếng Anh cùng với lời tiếng Gaelic trong nguyên bản.

Chân Quê


Bài thơ Chân Quê in trong tập Tâm Hồn Tôi (1940) là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính, được nhiều người xem như một dạng "tuyên ngôn thơ" của ông. Trước đây đã từng giới thiệu bài thơ này, và hai bản nhạc phổ bài thơ của Trung Đức và Song Ngọc. Hôm nay nghe Thu Hiền trình bày bản do Minh Ngọc phổ



Đọc lại bài thơ, rồi nghe ngâm bài thơ.

22/2/15

Thơ xuân


Xuân về nghe Thơ Xuân với Mặc Lâm cho vui.
Bài phát trong chương trình Văn hóa Nghệ thuật của RFA


Lời gởi . Tranh Bonnefois


Những thấp thỏm mong
Những hẫng hụt chờ
Mùa cũng về cuốn phía gió xa xa…

Em quên
Em quên vờ
mà cỏ vẫn biếc xanh
Thì để mượn hoa em nhắc nụ đầu cành
Để mượn nắng đốt buồn tan lấp lánh

Và để em
Và để anh
Xuân đã của mùa xưa


Nghe Cao Minh trình bày bản nhạc Đỗ Xuân Thịnh phổ thơ Đỗ Xuân Nhạ.


21/2/15

Tết Ất Mùi, cảnh nhà

Post vài hình Tết tặng bạn ở xa


Nụ hoa vàng mùa xuân . thơ Kim Tuấn

Xuân về, nghe Hồ Hoàng Yến ca bản nhạc xuân nổi tiếng từ hồi đầu 196x



Trời đất. cô ca sĩ xinh đẹp nhưng hát "Đất mẹ đầy cỏ lúa" !!.

Bản nhạc Nguyễn Hiền phổ bài thơ Nụ Hoa Vàng Mùa Xuân của Kim Tuấn. Mời nghe Thanh Loan ngâm bài thơ trong một chương trình Đến với bài thơ hay của VTV Huế



click đọc thơ: Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân

Anh cho em mùa xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều đông nào nhung nhớ
Ðường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây

Anh cho em mùa xuân
Mùa xuân này tất cả
Lộc non vừa trẩy lá
Thơ còn thương cõi đời
Con chim mừng ríu rít
Vui khói chiều chơi vơi

Ðất mẹ gầy có lúa
Ðồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
Giục mõ về rộn khua
Ngoài đê diều thẳng cánh
Trong xóm vang chuông chùa

Chiều in vào bóng núi
Câu hát hò vẳng đưa
Tóc mẹ già mây bạc
Trăng chờ trong liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
Cát trắng bờ quê xưa...

Anh cho em mùa xuân
Bàn tay thơm sữa ngọt
Dải đất liền chim hót
Người yêu nhau trọn đời
Mái nhà ai mới lợp
Trẻ đùa vui nơi nơi

Hết buồn mưa phố nhỏ
Hẹn cho nhau cuộc đời
Khi hoa vàng sắp nở
Trời sắp sang mùa xuân
Anh cho em tất cả
Tình yêu non nước này

Bài thơ còn xao xuyến
Nắng vàng trên ngọn cây...


Kim Tuấn
1961

nhà thơ Kim Tuấn
(1938 - 2003)
Kim Tuấn tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, sinh năm 1938 tại Huế, quê Hà Tĩnh, hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Thuở nhỏ sống với gia đình ở Phan Thiết, lớn lên vào Sài Gòn học. Có thơ đăng báo từ 1960. Mất năm 2003 do nhồi máu cơ tim tại Sài Gòn.

Ông có khoảng 20 bài thơ được phổ nhạc, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền) và Những bước chân âm thầm (Y Vân)

Về bài Nụ Hoa Vàng Ngày Xuân, Kim Tuấn cho biết:

Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ : Hà Tĩnh - vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Ðất mẹ gầy có lúa” - có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập Ngàn Thương (chung với Ðịnh Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Ðã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn...” (theo Nguyễn Mạnh Trinh)

Nghe nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể lại với Thy Nga (RFA) về nguồn gốc nhạc phẩm Anh cho em mùa Xuân trong một chương trình của RFA hôm 22/2/2010

*
Mỗi độ Xuân về, nhạc bản “Anh cho em mùa Xuân” lại vang lên các nơi, và hầu như người Việt nào cũng có thể hát theo. Thy Nga xin gởi đến quý thính giả câu chuyện về xuất xứ lời ca trong nhạc phẩm ấy.



click để đọc nếu ko muốn nghe radio
Xuất xứ bản nhạc

Với giai điệu rộn ràng của một ca khúc Xuân, bài hát này đặc biệt được mến chuộng là do lời ca thiết tha yêu thương, mang hình ảnh quê hương với những mong ước đơn sơ hiền hòa.

Đã gần năm mươi năm nay, “Anh cho em mùa Xuân” trở nên nhạc khúc không thể thiếu khi nhà nhà đón Xuân sang.

Theo tài liệu thì vào Tết Đinh Hợi năm 2007, Tuổi Trẻ Online (là một trang báo mạng trong nước) tổ chức cuộc thi bình chọn ca khúc Xuân hay nhất. Kết quả là bài “Anh cho em mùa Xuân” đứng đầu. Điều đáng nói là cuộc thi do một tờ báo trong nước tổ chức, mà bài “Anh cho em mùa Xuân” là một nhạc phẩm được viết ở miền Nam trước 1975.

Tác giả Nguyễn Hiền là một nhạc sĩ miền Nam. Cơ duyên đưa đến tay ông bài thơ “Nụ hoa vàng ngày Xuân” của nhà thơ Kim Tuấn vào đầu Xuân 1962. Trong không khí Xuân tràn trề, những câu thơ dễ thương gây cảm hứng để nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ ngay thành bài “Anh cho em mùa Xuân” như chúng ta biết sau này.

Nhà thơ Kim Tuấn thì từng ở trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và làm phóng viên chiến trường.

Từ năm 1988, nhạc sĩ Nguyễn Hiền ra hải ngoại định cư ở Quận Cam (thủ phủ người Việt tỵ nạn) nơi ông tham gia hăng hái sinh hoạt cộng đồng.

Nhạc bản “Anh cho em mùa Xuân” xuất xứ như vậy nhưng đã vượt mọi giới hạn và được dân chúng trong nước mến chuộng tới mức chọn là Ca khúc Xuân hay nhất, trên tất cả những bài ca khác.

Nhà thơ Kim Tuấn lìa trần vào đêm Trung Thu 2003 tại Saigon. Do ông có nhiều bài thơ được phổ nhạc, Thy Nga đã dành một chương trình âm nhạc tưởng nhớ ông. Trong chương trình đó, Thy Nga đã phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Hiền về tình cảnh ông viết nên bài “Anh cho em mùa Xuân”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền thuật lại:

Nói về bản nhạc ấy, xuất xứ của nó là vào năm 1962, mùng 5 Tết hãy còn hương vị Tết, tôi đi làm, thấy có một tập thơ để trước bàn tôi ở văn phòng, nhan đề là 40 bài thơ của Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một nhà thơ khác.

Lật xem thì tôi thấy có bài thơ 5 chữ tên là “Nụ hoa vàng ngày Xuân” thấy hay hay thì tôi mới nảy ý phổ nhạc. Tôi hoàn tất trong buổi sáng hôm đó. Đến sáng hôm sau thì có một nhà thơ trẻ, xưng danh là Kim Tuấn “Đến gặp anh để hỏi thăm là hôm qua có để cái tập 40 bài thơ thì anh đã nhận được chưa?

Tôi bảo “Nhận được rồi, mà có một bài chắc là của anh, tên nó là “Nụ hoa vàng ngày Xuân” thì tôi đã phổ rồi nhưng mà tôi đặt tựa đề, lấy câu thơ đầu là “Anh cho em mùa Xuân”.

Nghe thế, anh ấy rất vui mừng.

Cái bài ấy, thơ 5 chữ, nét nhạc đầu tiên thì tôi dùng ba câu

Anh cho em mùa Xuân
Nụ hoa vàng mới nở
Chiều Đông nào nhung nhớ


thì buồn cười là ghép 3 câu thơ thành một câu nhạc. Từ cái ý nhạc ấy, chúng tôi phát triển.

Nó cũng là cái duyên văn nghệ cho tôi hoàn thành bài đó. Giám đốc hãng dĩa Asia bảo đưa để cho Lệ Thanh hát thâu vào dĩa. Thế rồi đài phát thanh cũng trình bày, thành ra tên tuổi của Kim Tuấn tự nhiên được mọi người biết đến.

Từ đó, quan hệ giữa tôi với anh ấy rất là vui vẻ và trong cái duyên văn nghệ.”

Kỷ niệm với nhà thơ Kim Tuấn

Thời gian đó, Kim Tuấn ở Pleiku, là giáo sư Anh văn đồng thời là thông dịch viên tại Quân Đoàn 2 tuy nhiên ông vẫn làm thơ đăng đều đặn trên các tờ báo văn học.

Sau biến cố 1975 thì ông xuống ở hẳn tại Saigon, đi dạy tiếng Anh, và dạy nghề cho những trẻ bụi đời tại Khánh Hội. Mãi đến năm 1990, ông mới xuất bản tập thơ “Thời của trái tim hồng” trong đó, thay lời bạt, Kim Tuấn nói “đôi điều với bạn yêu thơ” về đời mình, về lý do vì sao không làm thơ trong một thời gian dài:

Gần 15 năm nay, tôi rất ít làm thơ. Thơ để làm gì giữa những mưu toan của cuộc sống. Bởi vậy nếu có dăm bài thơ trong 15 năm ấy chính là lúc tôi yêu thơ vô cùng, chính là lúc trái tim-thơ-tôi thúc bách tôi phải biến những lời phán truyền của nó thành con chữ. Xin bạn hiểu cho, tại sao lại chỉ có những bài thơ tình yêu …”

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể tiếp về kỷ niệm với nhà thơ Kim Tuấn:

“Tôi cũng bị ở lại mất 13 năm. Trong thời gian đó, anh Kim Tuấn hay gặp tôi. Đạp xe đạp ở ngoài đường gặp nhau thì kéo vào quán cà-phê tâm sự.

Ba ngày trước khi tôi có giấy máy bay để đi sang Hoa Kỳ năm 1988, chúng tôi có một cái kỷ niệm riêng là anh ấy rủ tôi đi uống cà-phê sữa và cacao của Hoà Lan mà đối với ở Việt Nam lúc đó thì nó là món sang trọng. Anh ấy mua mấy điếu thuốc có cán (cười) đãi mình thì cũng là vui vẻ. Lúc bấy giờ là chia tay nhau, và đó là buổi cuối cùng chúng tôi gặp nhau. Đến bây giờ thì nhận được tin anh ấy mất.”

Đêm Trung Thu 2003, Kim Tuấn đi dự lễ phát quà cho trẻ em nghèo tại trường ông dạy học, trở về thì bị stroke và qua đời.

Đất mẹ gầy cỏ lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Con trâu từ đồng cỏ
giục mõ về rộn khua
Ngoài đê diều thẳng cánh
trong xóm vang chuông chùa
chiều in vào bóng núi
câu hát hò vẳng đưa
Tóc mẹ già mây bạc
trăng chờ trong liếp dừa


(trích bài thơ “Nụ hoa vàng ngày Xuân”)

Bài thơ cũng như nhạc khúc ấy dường như đem cả khung trời mùa Xuân quê nhà đến với những người Việt xa quê hương.

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền từ trần ngày 23 tháng 12, 2005 tại Quận Cam, Nam California.

Nguồn: RFA
Audio lấy lại từ trang giadinhhoangtrong.org

Trong bài phỏng vấn, nhạc sĩ đã rất thú vị nhắc đến chuyện ghép 3 câu thơ đầu thành một câu nhạc, ko cần thay đổi gì. Mà ko nhắc đến chuyện ông thay đối một số câu thơ, những thay đổi khiến người nghe thú vị ko kém.

... những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần... thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
    "Con chim mừng ríu rít" đổi thành "bầy chim lùa vạt nắng"
    "Ngoài đê diều thẳng cánh" đổi thành "ngoài đê diều căng gió"
    "Câu hát hò vẳng đưa" đổi thành "thoảng câu hò đôi lứa"
    "Trẻ đùa vui nơi nơi" đổi thành "trẻ nô đùa khắp trời"
    "Nắng vàng trên ngọn cây" đổi thành "rung nắng vàng ban mai"
    Người nhạc sĩ đã "làm mới" thơ, đã làm thơ "thơ" thêm một lần nữa.

Phổ nhạc cho thơ, do yêu cầu về nhạc điệu, thường nhạc sĩ ko chỉ thay chữ, nhiều khi còn phải thêm câu.

"Nhạc chan hòa đây đó", câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, "nhạc, thơ tràn muôn lối", câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong "Nụ hoa vàng ngày xuân" không có câu nào nói đến "nhạc" cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là... thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
    "Anh cho em mùa xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối..."
Câu kết ở phần coda ấy là một "biệt lệ",  (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu "cổ điển" với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.

(..)

Tâm hồn nhạc sĩ Nguyễn Hiền vốn nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Ông đã "nâng" thơ lên, đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc". Ngôn ngữ nhạc quyện lấy ngôn ngữ thơ, khiến thơ bay lên, nhạc cũng bay lên. "Nụ hoa vàng ngày xuân" đã bước ra khỏi những trang thơ để hóa thành một trong những bài nhạc xuân hay nhất.

Những đoạn vừa trích là từ bài viết của Lê Hữu, trên diendantheky.net. Nghe lại bản nhạc với Hà Phuong & Nguyễn Đức




20/2/15

Gái xuân . Nguyễn Bính . Từ Vũ


nhà thơ Nguyễn Bính
(1918 - 1966)
(ảnh: vi.wikipedia)
Nguyễn Bính tên thật Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13/2/1918, tức mồng 3 Tết mậu Ngọ tại Vụ Bản, Nam Định. Mới được 3 tháng thì mẹ mất, rồi bố tục huyền, ông và 2 người anh dược bà dì đem về nuôi. Về sau người anh cả đổ Thành chung, đi dạy tư tại Hà Đông thì đem ông theo. Người anh này về sau là nhà văn Trúc Đường.

Nguyễn Bính ít được học hành, nhưng có năng khiếu nổi tiếng thơ văn ở quê nhà từ hồi 13 tuổi. Năm 1937 được giải khuyến khích thơ của Tự Lực Văn Đoàn với tập thơ Tâm Hồn Tôi.

Năm 1940 ông đi giang hồ, lang thang đến tận Rạch Giá, rồi tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, nổi tiếng với bài thơ Cửu Long Giang được Nguyễn Hữu Trí lấy ý phổ thành bản nhạc Tiểu đoàn 307 nổi tiếng một thời. Thời gian này ông lấy lần lượt 2 người đàn bà và có với mỗi người một con gái. Năm 1954 ông tập kết ra bắc, công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa. Dính vụ Nhân văn, ông bị đưa về làm việc tại Hội văn nghệ Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Nam Hà.

Sau khi trở lại Bắc, ông lấy thêm 2 người vợ nữa. Ông mất ngày 20/1/1966, nhằm ngày 29 Tết - ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ, ở nhà một người bạn, hưởng dương 48 tuổi.

Một số tác phẩm: Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Tâm Hồn Tôi (1940), Hương Cố Nhân (1941), Mây Tần (1942), Người Con Gái Ở Lầu Hoa (1942), Tình Nghĩa Đôi Ta (1960), Tuyển Tập Nguyễn Bính (1984); kịch thơ Bóng Giai Nhân (1942); truyện thơ Truyện Tỳ Bà (1944) ...

Sail away với Enya


Mồng hai Tết, cùng lên đường với Celtic Woman



Let me sail, let me sail, let the orinoco flow,
Let me reach, let me beach, on the shores of Tripoli.
Let me sail, let me sail, let me crash upon your shore,
Let me reach, let me beach, far beyond the Yellow sea.

Sail Away, Sail Away, Sail Away
Sail Away, Sail Away, Sail Away ...

19/2/15

Mưa xuân


Lâu lắm rồi mới có cái Tết trời đẹp như năm nay. Sáng mồng một trời nắng nhẹ, mát mẻ. Đến nửa chiều trời đổ mưa. Nếu so với tiêu chuẩn mưa xuân lất phất bay ,, quen nghe trong thơ văn thì còn xa .. Mưa chỉ khoảng 10 phut, nhưng đủ làm rụng hết mấy cây mai đang trổ bông, gãy mấy cành cúc đại đóa hoa vàng chóe trong chậu chưng trước tam cấp nhà. Dù sao cũng hơn nhiều năm trước, mồng một Tết trời nắng chang chang ,, Và cơn mưa cũng làm nhớ đến Mưa Xuân


Bài Hát Mùa Xuân

Năm mới, chúc mọi người luôn vui, khỏe


Xuân về, nghe một bài hát mùa xuân khá lạ. Nhạc và lời của Thanh Trang, Quỳnh Dao trình bày



18/2/15

Một ngày qua đi

nhạc & lời Thanh Trang, Vũ Trung Hiền ca





Một ngày qua đi, một năm qua đi ..

mới thôi đã một đời người
...

Dù năm dù tháng em ơi
Tim anh chỉ đập một đời
Nhưng trái tim mang vĩnh cửu
Trong từng giọt máu đỏ tươi.


Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phạm Trọng Cầu phổ nhạc. Thùy Dung ca



17/2/15

Một ngày một đời


Nhạc của Thanh Trang, Diệu Hiền ca



Một ngày có gì vui,
như hôm nay chờ một người,
trông mây đen phủ đầy trời ?


Một ngày có gì vui,
khi nghe mưa chợt lòng người
có những tiếng buồn lẻ loi ?


Một ngày có gì vui
khi xa nhau chỉ một ngày
như xa nhau trọn một đời ?
...

Rồi tình có nhạt phai,
ta yêu nhau dù một ngày
vẫn nhớ lấy trọn một đời !




Phạm Duy cũng có một ca khúc cùng tựa, sáng tác năm 1969, thời điểm cuộc chiến ác liệt đang diễn ra tại miền Nam. Bài hát thể hiện khá rõ không khí u uất bấy giờ

Một ngày cho người sống
Một ngày cho người chết
Một ngày cho người thương
Một ngày cho người ghét
Một ngày cho cuộc chiến
..

Một ngày cho khẩu súng
Một ngày cho ngòi viết
Một ngày đi mà giết
Một ngày đi mà hát
Một ngày đang cười ngất
Một ngày ôm mặt khóc
Một ngày bạn bè đông
Một ngày chợt cô đơn.


Hỡi, hỡi ôi !
Thân phận làm người !
..



tranh: rain man . Laura johnson

Nhấm với nỗi buồn

vừa ngồi canh nồi bánh chưng vừa lang thang mạng.
gặp bài thơ, đọc xong buồn mênh mang ..
cop về bạn bè cùng đọc.


Nỗi buồn đang nhấm lòng ta

Đức Tiên

16/2/15

Je sais .


Nghe Thanh Lan và Paolo với liên khúc Delilah & Je Sais & Mùa Tình Yêu & Một Thời Để Yêu


Một Thời Để Yêu & Một Thời Để Chết


Nghe Le Temps De L'Amour lại nhớ đến Một Thời Để Yêu & Một Thời Để Chết của Remarque.

Trước 1975, ở Nam Remarque là một tác giả ăn khách, tác phẩm của ông được dịch khá nhiều: Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tỉnh,  Bia Mộ Đen và Bầy Diều Hâu Gãy Cánh, Chiến Hữu .. và Một Thời Để Yêu & Một Thời Để Chết.

Cuốn truyện có tựa nghe như một câu thơ, nguyên tác tiếng Đức la Eine zeit zu leben und eine zu sterben theo Gúc có nghĩa hơi khác: Một thời để sống và một thời để chết. Đọc từ mấy chục năm trước giờ chỉ nhớ đại khái, như nhiều cuốn truyện khác của Remarque, là những câu chuyện về tình đồng đội, tình yêu, với bối cảnh là cuộc chiến tranh thời Thế chiến I, giữa Đức và Nga. Nội dung cụ thể chả còn nhớ gì nữa. Tìm đọc lại thôi.

15/2/15

Les Amoureux Qui Passent


Nghe Le Temps De L'amour lại nhớ đến Les Amoureux Qui Passent của Christophe

Les amoureux qui passent
Ne se retournent pas
Mais il reste la trace
Dans mon coeur de leurs pas
..

Người tình bỏ ta đi
Ko một lần ngoái lại
Nhưng lòng ta mãi mãi
Vương vấn dấu hài ai
 ..

Dịch đại khái một đoạn thế để ai ko biết tiếng Pháp biết đại ý bài hát. Giờ mời nghe chính tác giả trình bày


14/2/15

Le temps de l’amour


Ngày valungtung nghe lại một bản nhạc vượt thời gian của Francoise Hardy cho vui

Le Temps de L’amour, lời: Lucien Morisse & André Salvet. nhạc: Jacques Dutronc nằm trong album của nữ ca sĩ Pháp nhạc pop Françoise Hardy phát hành tháng 11/1962. Như nhiều album khác của nữ ca sĩ này, album ko có tựa, chỉ có tên của cô trên bìa. Vì thế, album thường được gọi tên theo tên bản nhạc thành công nhất trong album, trong trường hợp này là Tous les garçons et les filles.


Tôi còn yêu tôi cứ yêu


Phạm Duy ko chỉ nổi tiếng là một nhạc sĩ đa tài, thể hiện qua sự đa dạng trong các sáng tác của ông; mà còn nổi tiếng đa tình với hàng trăm mối tình - theo một ước tính đâu đó của bạn bè thân quen ông, trong đó ko ít mối tình gây scandal khiến nhiều người yêu mến ông phiền trách. Ông viết Tôi còn yêu tôi cứ yêu như một câu trả lời

Tôi còn yêu, tôi cứ yêu! 
Tôi còn yêu, tôi cứ yêu! 
Tôi còn yêu mãi mãi mãi 
Tôi còn yêu đời, tôi còn yêu người 
Tôi còn yêu ai 
Cho dù ai xa lánh tôi 
Cho dù ai oán trách tôi 
Cho dù duyên mới đã chắp nối 
Cho tình xa vời, đã tan vỡ rồi ...


13/2/15

Lời Tình Cuối




California 2002- "Duyên Thề" là nói về những chuyện tình mà tôi quan niệm chỉ khi thực sự yêu nhau  người ta mới cảm nghiệm được. Chỉ phiền có một nỗi là "chỉ cảm nghiệm được" khi chuyện không thành!

Và người ta cứ mãi mãi không nguôi ngoai được! "Yêu" mà còn cảm thấy nguôi ngoai được với thời gian  thì, theo tôi, e rằng nên dùng chữ khác ! Ngược lại, "Lời Tình Cuối" là chuyện tình "xảy ra hằng ngày". Có gì  đáng trách ở đây chăng? Hẳn là không! Albert Camus trong quyển "La Chute" của Ông, có cài vào miệng một nhân vật trong sách câu này: "Nhũng cuộc tình lớn trên thế gian thì cũng tựa như những thiên tài; mỗi  thế kỷ thì người ta cũng chỉ bắt gặp chừng đôi ba vụ "!Khi lên danh mục cho CD "10 Ca Khúc Thanh Trang", Quang Tuấn đã trù tính sẽ hát bài Valse tựa là "Một ngày, một đời", bài mà lần đầu tiên sau khi  nhận được rồi hát thử, anh nói với tôi là anh hát thấy rất "phê"! Một buổi sáng Chúa Nhật tôi có việc gần cái City nơi QT cư ngụ. Tiện đường tôi ghé qua. Thấy giáo sư piano Hoàng nhà ta (tốt nghiệp QGÂN khi xưa) đang ngồi gõ nốt nhạc trên cái Keyboard của gia chủ, trong khi gia chủ còn bận loay hoay trong bếp  với món "bún bò xào " để đãi khách. Thêm tôi vào nữa gia chủ phải làm thêm một khẩu phần ! Nhân thấy có tờ giấy để chép nhạc dựng nơi giá nhạc của chiếc Keyboard, tôi lấy xuống, rút cái bút nơi túi áo ra  chép vội phần nhạc của bài "Lời Tình Cuối", xong rồi để lại giá nhạc nói với Hoàng giáo sư : "Này, anh  đánh thử bài này cho ra bài ra bản, chứ nảy giờ anh gõ toàn là cái gì đâu đâu!" Đúng là Giáo Sư Piano có khác ! Nhìn vào độc tấu như thể ba phút sau là đã sẵn sàng ra sân khấu ! Gia chủ đứng trong bếp lắng tai  nghe ! Vừa nghe vừa lững thững bước ra cạnh đàn để nghe cho rõ (Tuy âm thanh phát ra từ cặp loa với công suất cỡ trên 200 watts cũng không thể gọi là yếu). GS Hoàng nhà ta đánh đi đánh lại bốn năm lần; xong mỗi lần lại lẩm bẩm nói:"Có lý, có lý !" Gia chủ quay qua tôi nói: "Anh cho em phần lời luôn!". Tôi  lưỡng lự: đương sự đã chuẩn bị hát bài Valse của tôi, bây giờ mình lại lôi ra bài này thì chả khác nào người ta đã xin cưới một đứa con gái của mình, giờ lại đi dắt theo một đứa khác để cho "nó" thấy, ngộ nhỡ "nó" đổi ý kiến thì sao? Nhưng chả lẽ cậu ta hỏi mà tôi lại không thêm phần lời vào bản nhạc? Chỉ vài  tuần sau, một buổi sáng tôi đang ngồi trong sở làm thì điện thoại reo. Đầu giây là Quang Tuấn! "Anh ơi, Em quyết định rồi! Em sẽ hát bài "Lời Tình Cuối" chứ không hát "Một ngày một đời! ".Tôi toan hỏi:"Bộ em sắp sửa chia tay với ai đó chăng?" nhưng lại thôi !

(thanhtrang.thuvientoancau.org)

Sự tương đồng trong âm nhạc


Nghe Đoàn Thế Ngữ nói chuyện về Sự tương đồng trong âm nhạc.
(Chương trình Âm Thanh & Ngôn Từ 21/7/2004 Radio VOVN Houston)



Và xem vài bức ảnh của Catiner









12/2/15

Ngọc Lan - Nữ hoàng nhạc trữ tình Việt Nam


Bài viết về ca sĩ Ngọc Lan của Đức Long, cop từ nhathanhdl blog

Người nghe nhạc Việt có lẽ không ai là không biết đến Ngọc Lan, nàng ca sĩ hồng nhan mà đoản mệnh, đã từng đốn gục biết bao trái tim si tình bằng nhan sắc và giọng hát diễm lệ của mình. Xuất hiện và nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc ngay từ những năm đầu thập niên 80, đi qua suốt hai mươi năm chặng đường ca hát, với một gia tài đồ sộ chừng 800 ca khúc thu âm, Ngọc Lan đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm lên nền nhạc trữ tình đương đại Việt Nam. Không màu mè, không khoa trương, cô giống như một bóng hồng lướt qua lâu đài âm nhạc, tặng lại cho đời một thanh sắc khó phai, cái mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng nói: "Ngọc Lan đã tạo ra một trường phái mang tên Ngọc Lan", ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này.

Tristesse . Chopin

Trong một entry trước đã giới thiệu bản Tristesse nổi tiếng của Chopin,
 có cả phiên bản lời Việt của Phạm Duy.
Hôm nay nghe nhạc sĩ Thanh Trang giới thiệu lại bản Etude này và một bản Norturne của Chopin



11/2/15

Cô hàng cà phê . Thanh Trang




Cô  Hàng Cà Phê và Thiên Lý Bên Đời Vẫn Ngát Hưong

Hai bài hát cùng một thời điểm trong đời! Lúc ấy tôi đang tính chuyện trốn ra khỏi nước và thường lui tới  nhà một người bạn ở trong vùng Long Thành. Anh là sĩ quan hành chánh tài chánh thời VNCH, và sau khi ra khỏi trại tập trung đã phải tìm đường ẩn náu nơi một thôn ấp tân lập tại Long Thành trong khi vợ con vẫn ở lại Saigòn. Anh mở một quán cà phê loại "bỏ túi", không chính thức để bán cho đám người đi làm rừng , làm than ở vùng đó. Một buổi xế trưa ghé thăm anh thì anh đóng cửa , cài cổng, rủ tôi ra một quán cà phê mới mở trong Ấp. Anh giải thích ngay: "Mấy tuần nay, đám khách trẻ của tôi bỗng dưng thưa thớt dần; để mình ghé lại đàng đó coi xem cà phê của họ ngon cỡ nào!" Đến nơi thì hoả ra là cà phê không ngon, thế nhưng cái "đám trẻ" mà anh bạn tôi nói, sở dĩ họ kéo nhau đến đây là bởi quán hàng ọp ẹp đó lại có cái mà anh bạn tôi không có: hai cô con gái trạc mười bẩy mười tám, con của vợ chồng gia chủ là những người thuộc chế độ cũ cũng đang tìm đường lánh nạn ở chốn này! Buổi xế trưa, có tí nắng hanh ngoài trời, ngoài đồng cỏ mấp mô đến tận bìa rừng. Trong quán có cái máy cassette cũ kỹ to bằng ba bàn tay, đang  phát bài "Cô hàng cà phê" của cố nhạc sĩ Canh Thân, một bài hát vừa có giai điệu mộc mạc nhưng hay, và lời lẽ lại có duyên! Anh bạn tôi lựa lời làm quen với Bố của hai cô bé. Hoả ra đều cùng là cựu Sĩ quan QLVNCH vừa mới từ trại tập trung ra cả! Không được phép cư ngụ ở thành phố, hai vợ chồng người đó  phải di tản ra chốn hoang dã này, và hai cô gái đành tạm thời phải bỏ học, đứng bán cà phê! Cách đó vài  hôm thì ở Saigòn , một người bạn khác của tôi vì biết rằng tôi đang "tìm đường đi" và trước kia từng du học ở Hoa kỳ nên đã cùng Bố Mẹ anh ta khẩn khoản nhờ tôi cho cô em gái cùng đi theo. Cô này cũng trạc tuổi mười chín đôi mươi và trước năm 75 thì đang học năm cuối cùng về piano ở Quốc Gia Âm Nhạc. Cô  bé trông người rất dịu dàng, xinh xắn. Hai cô bé đứng bán cà phê ở cái quán chiều hôm đó tôi với anh bạn ghé đến cũng xinh xắn chả kém gì! Đêm hôm ấy tôi ở lại nhà của anh bạn. Hai anh em ngồi trước hiên  nhà nhấm nháp cà phê và hút thuốc lá vặt! Một đêm trăng tròn nơi chốn thôn ấp vắng lăng. Ven mái nhà lợp tôn là một dàn Thiên Lý chi chít lá. Hoa nhỏ li ti nên dù trăng sáng cũng chả thấy chúng đâu; chỉ từ mùi hương dịu ngọt và đằm thắm toả ra trong đêm thì mới biết chắc đây là hoa Thiên Lý! Hai anh em ngồi nói chuyện thời cuộc, chuyện "đi đứng", chuyện gia đình, bè bạn v.v. tôi trạnh nghĩ đến những cảnh đời dang dở của mấy cô gái đang tuổi học trò mà tôi vừa mới biết đến, nghĩ đến phận mình, đến gia đình, bè bạn, những người thân. Bốn ngày sau đấy thì tôi viết xong bài "CHCP" và "TLBDVNH". Bản chép tay bài "TLBDVNG" tôi gửi lại anh bạn, ở cạnh tựa đề bài hát còn có câu Thơ:

"Yêu em từ độ Xuân nào
Có hương Thiên Lý ngọt ngào trong đêm"

Quang Tuấn là giọng nam đầu tiên hát bài này. Phía giọng nữ có Quỳnh Giao trong CD "Hoa Xuân" với phần hoà âm của Duy Cường.



Bài CHCP cũng là để tưởng nhớ cố Nhạc Sĩ Canh Thân



(thanhtrang.thuvientoancau.org)

photo by Catiner

10/2/15

Nhớ em một ngày nắng Sàigòn




Tôi đi trong nắng ấm giữa bầu trời Sài-gòn
Một ngày mùa xuân mà lòng mình chợt thấy bâng khuâng
Bao nhiêu năm tháng đã xa rồi người bạn lòng ?
Từng người bạn ra đi, đường Sàigòn như vắng theo cùng !

Giờ này tận phương xa tuyết đang rơi mênh mông
Sàigòn trời hôm nay nắng lung linh xanh trong
Không có em bên tôi chung bầu trời Sàigòn
Một lần bạn ra đi là một lần xa cách muôn trùng !

Chiều nay nắng âm mây thấp thoáng trên vòm lá thắm
Giờ tôi cũng biết em vẫn nhớ phương trời xa xăm
Dù năm tháng đó có qua đi trong cuộc đời
Mặc ai buồn này, ai nhớ đó, đời vẫn êm trôi !

Tôi đi trong nắng ấm giữa bầu trời Sàigòn
Tưởng gặp người quen mà nhìn hoài nào thấy ai quen
Bao nhiêu năm tháng đã xa rồi người bạn hiền !
Từng người bạn ra đi, nhìn cuộc đời thêm vắng quanh mình !


photo by Catiner

Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ

Cao Xuân Hạo

1. Trên bình diện ngôn ngữ học lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến hình kiểu châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị", một đơn vị được thể hiện bằng một "âm tố“, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học tiếng Việt là tiếng, hay "hình tiết" (morphosyllabème) - vốn đồng thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp.

Trong cuốn Âm vị học và tuyến tính (Phonologie et linéarité: Réflexions critiques sur les postulats de la phonologie contemporaine, SELAF, Paris, 1985), tôi có chứng minh rằng lý thuyết âm vị học hiện hành chỉ có giá trị đối với các ngôn ngữ "tiểu âm vị" (micro-phonématiques) như các thứ tiếng châu Âu chứ không thể dùng cho những thứ tiếng đại âm vị (macro-phonématiques) như tiếng Nhật, tiếng Malagasi, và nhất là các thứ tiếng đơn lập như tiếng Hán, tiếng Thái, tiếng Việt, trong đó cái đơn vị âm vị học tương đương về cương vị cấu trúc với âm vị Âu châu là âm tiết (tiếng) chứ không phải là âm tố. Một thứ chữ quốc ngữ, chữ "Pin yin" hay chữ "Romanji" che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các thứ tiếng sử dụng nó và làm cho các nhà nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn.

2. Đó là xét trên bình diện lý thuyết ngôn ngữ học. Còn trên bình diện thực tiễn, dùng chữ quốc ngữ cho tiếng Việt cũng không có hại bao nhiêu, vì dù sao nó cũng cho phép phân biệt đầy đủ các âm thanh cần phân biệt của tiếng Việt (1). Và mặc dầu việc vay muợn văn tự này, theo ý tôi, là một công việc có phần đáng tiếc, nó vẫn có một thuận lợi khá quan trọng ở chỗ nó đưa nước ta vào cái khối cộng đồng lớn của những nước dùng chữ La Tinh trên sách báo, giấy tờ và biển hiệu. Nhờ đó, một khi "tiếng" đã được tháo rời ra thành âm, các văn bản tiếng Việt có thể sao đúng chính tả của bất cứ từ ngữ nào (đặc biệt là các tên họ) được viết bằng chữ La Tinh hoặc đã được chuyển tự sang hệ chữ La Tinh. Điều này làm cho việc phiên âm các tên họ của người nước ngoài trở nên hoàn toàn vô ích và thậm chí rất có hại, nhất là khi ta biết rằng theo thống kê sơ bộ hơn 90 % các tên họ nước ngoài (kể cả người Pháp và người Anh) bị phiên âm sai chỉ vì người viết không biết đọc các tên họ ấy (chứ không phải vì quy tắc chính tả tiếng Việt không cho phép phiên âm đúng). Vả lại làm sao có thể biết đọc cho đúng tên họ của dăm trăm thứ tiếng trong nhân loại? Trong tình hình văn hoá của thế giới ngày nay, việc truyền thông, trao đổi được thực hiện chủ yếu là qua văn bản, cho nên chính tả quan trọng hơn phát âm rất nhiều. Cái thói phiên âm sinh ra do một định kiến hoàn toàn vô căn cứ (chưa bao giờ được kiểm nghiệm), cho rằng quần chúng ít học và học sinh không thể viết đúng và đọc đúng những từ như volt, watt, ampère hay những tên như Marx, Engels. Thật ra nhiều người trong số chúng tôi đã làm thí nghiệm trên con cái chúng tôi với những kết quả hết sức rõ ràng: chỉ cần chép một vài lần và ôn lại từ ba đến năm lần bằng cách "ám tả" theo trí nhớ là các cháu đủ thuộc vài chục tên riêng cho đến bốn năm năm sau, cùng với vài ba trăm tên khác được học thêm trong những năm kế theo. (2)

3. Kể từ những năm 20 của thế kỷ cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, đã có nhiều người Pháp đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ mà họ cho là bất hợp lý. Rồi đến khi miền Bắc được giải phóng, suốt ba năm trời đã diễn ra không biết bao nhiêu cuộc họp, đã in không biết bao nhiêu bài vở và kỷ yếu bàn về cách cải tiến chữ quốc ngữ, rồi cuối cùng người ta mới nhận ra rằng đó là một công việc không những hoàn toàn vô ích mà còn hết sức có hại, lặp lại một cách vô duyên một giai đoạn đã qua của lịch sử chính tả ở châu Âu mà ngày nay người Anh và người Pháp mỗi khi nhớ lại không khỏi cảm thấy bẽ bàng. Số là năm 1897, sau khi Hội Ngữ âm học quốc tế (IPA) ra đời và công bố hệ tự mẫu gọi là Alphabet Phonétique International, một số hội viên và hàng trăm người khác khởi động một phong trào rầm rộ cực lực lên án chính tả Anh và Pháp mà họ cho là hết sức phi lý, cần phải bỏ ngay vì đó là "một nghĩa địa của những hình thái cổ lỗ đã lỗi thời từ lâu" để thay nó bằng một thứ chữ viết phản ánh cách phát âm một cách trung thành và nhất quán, theo nguyên tắc "mỗi chữ ghi một âm và mỗi âm ghi bằng một chữ".

May thay, với sự đóng góp của những người am hiểu ngôn ngữ hơn, người ta đã nhận ra rằng chữ viết có một chức năng khác với lời nói, chủ yếu là ở chỗ người đọc một văn bản rất khác với người tham gia đối thoại, và chữ viết được đọc bằng mắt chứ không phải nghe bằng tai, cho nên cách nhận diện từ ngữ trên một văn bản rất khác với cách nhận diện từ ngữ khi nghe một lời nói bằng miệng với sự hiện diện của người phát ngôn ngay trong khi đối thoại. Khi một hệ chữ viết đã được dùng trong vài ba thế kỷ, nó trở thành một truyền thống văn hoá. Mỗi từ ngữ dần dần có một diện mạo riêng, một Gestalt mà người ta đã quen thuộc đến mức không thể thay đổi được nữa. Và cái Gestalt thị giác do cách viết tạo nên được liên hội với cái nghĩa của từ ngữ bất chấp cách phát âm ra sao, và nhờ đó mà người đọc phân biệt được các từ đồng âm mặc dầu không có sự giúp đỡ của tình huống đối thoại hay của sự hiện diện của người đối thoại mà người kia có thể hỏi lại ngay khi không hiểu vì không biết người phát ngôn muốn dùng từ nào trong số những từ đồng âm. Đó là chưa nói rằng chính tả còn cho biết khá nhiều điều hữu ích về từ nguyên, và do đó, về nghĩa của những từ dùng căn tố Hy Lạp, La Tinh hay Sanskrit, về gốc gác của những tên riêng, và do đó, về quốc tịch hay tôn giáo của người đương sự. Cho nên từ khi có cái phong trào ''bài xích và cải cách chính tả Anh, Pháp“ cho đến nay đã đúng một thế kỷ mà hai hệ thống chính tả này vẫn tồn tại y nguyên, và ngày nay họa chăng chỉ có những người không được bình thường may ra mới còn nghĩ đến chuyện cải cách chính tả Anh hay Pháp, mặc dầu so với chữ quốc ngữ, hai thứ chính tả này còn xa cách phát âm gấp bội.

4. Chữ viết không phải là phiên âm, vì ngôn ngữ không phải chỉ là âm thanh: nó còn có nghĩa nữa. Cho nên một hệ thống chữ viết lý tưởng phải phản ánh, ít nhất là một phần cái nghĩa của từ ngữ. Từ cổ đại, loài người đã có một hệ thống chữ viết gần đạt đến cái lý tưởng ấy: chữ Hán. Một bằng chứng sáng rực của tính ưu việt của chữ Hán là hiệu quả tuyệt vời của việc sử dụng nó cho một ngôn ngữ thuộc một loại hình hoàn toàn khác tiếng Hán: tiếng Nhật, một thứ tiếng đa âm tiết thuộc loại hình chắp dính (agglutinating). Khi dùng cho tiếng Nhật, nếu không kể mợt số rất ít những từ gốc Hán được người Nhật phát âm hao hao như tiếng Hán (các từ Hán - Nhật còn giữ dạng đơn âm hay chỉ biến thành song âm), chữ Hán chỉ biểu thị nghĩa, rồi thông qua nghĩa mà biểu thị âm (khi hiểu nghĩa rồi, người Nhật mới chọn giữa hai ba cách phát âm có thể bằng cách căn cứ vào văn cảnh). Dựa vào những thành quả ngoạn mục của việc dạy tiếng Anh bằng chữ Hán cho các học sinh Mỹ mắc chứng dislexia (không học được cách "đánh vần"), một số nhà ngữ học Mỹ đã thấy rõ tính ưu việt của một hệ thống văn tự phi ngữ âm và đã đi đến chỗ tin rằng đó chính là thứ chữ tương lai của nhân loại. Vả lại ai cũng biết rằng chính là nhờ chữ Hán mà người Trung Quốc, vốn nói nhiều ngôn ngữ khác nhau (về phương diện ngôn ngữ học, tiếng Bắc Kinh, tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu là những ngôn ngữ khác nhau chứ không phải là những phương ngữ, vì khoảng cách giữa các thứ tiếng ấy xa hơn khoảng cách giữa các ngôn ngữ Salvian như tiếng Nga và tiếng Nam Tư (Serbo - Croatian) hay tiếng Bulgari rất nhiều), có được một công cụ giao tiếp chung. Một nhà ngữ học Pháp gọi chữ Hán là ''một thứ esperanto cho đôi mắt của các thần dân Trung Hoa“. Thứ esperanto này còn có tầm tác dụng vượt xa bờ cõi Trung Quốc: nó còn là phương tiện giao tiếp đắc lực giữa người Hán và cá sứ giả ''man tộc“ như người Hàn, người Nhật, người Giao Chỉ, người Hồ, và các thứ ''rợ“ khác, vốn thường bút đàm với người Hán (và với nhau) hơn là ngôn đàm.

5. Nói đến đây, tôi chắc chắn các vị hiểu tại sao chính tả tiếng Anh và tiếng Pháp "bất hợp lý“ đến thế mà vẫn không thể thay đổi được. Khi lớn tiếng lên án chữ viết đương thời, những người Anh và những người Pháp cấp tiến ngày ấy cũng như những người Việt cấp tiến của thời kỳ 1954 (và ngay đến ngày nay hình như vẫn còn sót lại) chỉ chăm chăm vào một tiêu chuẩn duy nhất: ngữ âm (hay âm vị học). Họ phán xử hệ thống chính tả bằng cách đạt câu hỏi: Nó đã phản ánh thật đúng cách phát âm chưa ? Nó đã nhất quán đi theo nguyên tắc "âm và chữ tương ứng một đối một“ hay chưa ? Còn những tiêu chuẩn khác thì họ không cần biết đến. Ở đây tôi chỉ xin nhắc đến tiêu chuẩn "truyền thống“ hay "tập quán“. Như trên kia đã nói, khi người ta đã có nhiều thế kỷ để quen với diện mạo văn tự của các từ ngữ, cái diện mạo ấy trở thành cái hồn của chữ nghĩa. Nó biểu hiện ý nghĩa của ngôn từ không cần thông qua cách phát âm (vốn thay đổi tùy theo từng vùng), thành thử mọi mưu đồ cải cách đều là một sự xúc phạm đến truyền thống văn hoá. Viết gia (trong gia đình) thành za hay da, viết lý (trong luân lý) thành lí, viết yêu thành iêu hay iâw, viết qua thành kwa hay cwa trong nhiều thập kỷ nữa vẫn sẽ được tri giác như những lỗi của một lớp người thiếu hiểu biết, nếu không là một lớp người coi khinh hàng chục thế hệ đi trước, trong đó có những bậc thầy đã dựng nên cả một nền văn học hiện đại. Và như thế để làm gì ? Chẳng lẽ chỉ vì muốn tiết kiệm khoảng 2% luợng giấy in sách ? Chỉ cần tiết kiệm cỡ chữ "corps 10“ bằng cỡ chữ "corps 9“ cũng tiết kiệm được gấp mười lần như thế. Dĩ nhiên, một cuộc cải cách như thế sẽ không có hại gì đến mấy triệu học sinh vỡ lòng mới bắt đầu học thứ chữ mới. Nhưng ta cứ thử tính số tiền tổn phí để in lại tất cả các sách vở cần thiết cho các thế hệ học chữ mới. Và thử tính xem có sáu mươi mấy triệu người lớn trở thành mù chữ (hay ít ra cũng thành những người dốt nát chuyên viết sai chính tả do những tập quán cũ và cách đánh vần các văn bản một cách khó nhọc, ít ra là trong dăm bảy năm sau cải cách).

Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng gần giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như gia và da, lý và lí (trong lí nhí) (3) v.v.

Đáng tiếc là những trường hợp như thế không lấy gì làm nhiều. Nhưng có vẫn còn hơn không, như khi ta thay chữ quốc ngữ bằng một thứ chữ thuần túy ghi âm. Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa không còn hoán cải đuợc nữa, nhưng ta còn có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn bắt buộc ở trường phổ thông. Người Việt sẽ không thể giỏi tiếng Việt nếu không thấu đáo nghĩa của các từ Hán-Việt, vốn chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt.

GS Cao Xuân Hạo

(Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa - NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh, 1998)

(*) Báo cáo đọc tại Hội nghị "Chữ quốc ngữ và sự phát triển của văn hoá Việt Nam", Trường Đại học Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh 1995

(1) Về những cái lợi và cái hại của chữ quốc ngữ, xin xem bài Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn? (Kiến thức ngày nay, số 14, ngày 15-6-1994). Cũng xin xem thêm các mục dưới dây.
(2) Xin xem bài Về cách viết và cách đọc các tên riêng nước ngoài trên văn bản tiếng Việt, cũng đăng trong tập này.
(3) Xem thêm Cao Xuân Hạo, 1996

nguồn: vietsciences.free.fr/

Lưu một số link các bài viết về chữ Quốc ngữ:
Lê Minh Quốc. Chữ Quốc ngữ từ phôi thai đến nay
- Đoàn Xuân Kiên. Chữ Quốc ngữ qua những biển dâu
- ngonngu.net Một số giải pháp cải tiến chữ quốc ngữ

photo by Catiner


9/2/15

Tình Khúc Mùa Đông


nhạc Thanh Trang, Vũ Khanh trình bày



Đà Lạt cuối 68, đầu 69, sau khi rời khỏi Quân Trường Thủ Đức, lên giảng dạy ở một trường Đại Học  Quân Sự. Người bạn gái từ nhiều năm ở Trường Luật lên thăm vào cữ cuối Thu sang Đông. Người bạn gái là người Công giáo; tôi là trưởng nam và gia đình theo truyền thống Đạo Phật. Lúc đó tôi cũng lại đang tiến hành làm thủ tục để xuất ngoại, du học ở Hoa kỳ. Khá nhiều trắc trở về cả hai mặt đạo và đời.

Ngày người bạn trở về Saigon, tôi nhớ những năm tháng tôi cũng ở đấy, nhớ những ngày mưa ngày nắng  hầu như lúc nào cũng có nhau, rồi bây giờ thì mỗi người một nơi. Bài TKMD có câu :"Thương cho người  về cô đơn với bóng , mây chiều lạc loài đã xuống với Thu mênh mông.." là như thế ! Bài hát viết xong, tôi gửi một bản về cho Mai Hương. Mai Hương là người đầu tiên hát bài này trong ban nhạc của Nhật Trường ở bên Đài Phát Thanh Quân Đội.
(thanhtrang. thuvientoancau.org)

Nghe một album của Lệ Thu



Tiếng Việt theo dòng thời gian


1. Có những nhà văn, nhà báo Việt Nam đầu tiên đặc biệt coi trọng vai trò của tiếng Việt. Nguyễn Văn Vĩnh từng nói “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”. Suốt đời ông mong sao chữ quốc ngữ có một tương tai rực rỡ. Phạm Quỳnh cũng có một câu bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn.”

Chúng ta đề cập tới dòng chảy tiếng Việt từ khi dùng chữ quốc ngữ viết báo. Mở đầu bằng Gia Định báo (GĐB,1865) ở Nam Bộ và Đông Dương tạp chí (ĐDTC, 1913) , Nam Phong tạp chí (1917) ở Bắc Bộ.

Tiếng nói một dân tộc luôn luôn thay đổi ở cả 3 mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, nhanh chậm, nhiều ít khác nhau tùy lúc tùy nơi. Thay đổi về ngữ âm rất chậm, hầu như không thấy. Thay đổi ngữ pháp diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn rất chậm và ít. Nhưng biến đổi từ vựng thì nhanh hơn và thường xuyên hơn.

2. Chữ quốc ngữ

Chữ quốc ngữ là một hệ chữ La Tinh viết theo cách ghi âm. Rất đơn giản và dễ học. Truyền bá được chữ quốc ngữ là người Việt có cơ hội tiếp xúc những nền văn minh Tây phương rất quan trọng dùng chữ La Tinh. Ngay năm đầu tiên của Đông Dương tạp chí, năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch đăng bài thơ ngụ ngôn của Lafontaine "Con Kiến và con Ve sầu" và nhanh chóng được đông đảo bạn đọc yêu thích.

GS Hoàng Xuân Hãn đặt ra danh từ khoa học, nhờ đó tiếng Việt dùng được để dạy ở trung học và đặc biệt là ở đại học. Trước đó GĐB gặp nhiều khó khăn khi diễn đạt các thuật ngữ khoa học: “Mạch nước nóng, nước ngũ kim”, “nước thán khí” chứ chưa gọi là nước khoáng, nước có gas. Thực tế cho thấy tiếng Việt có thể diễn giải chính xác bất kỳ khái niệm nào. Mọi ngôn ngữ đều có những hiện tượng mơ hồ, nhập nhằng. Trong dịch máy hiện nay, làm mất mơ hồ, vẫn là bài toán khó khăn nhất.

Chữ viết là quy ước nên chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chính tả do con người đặt ra. Như mọi hệ thống chữ viết khác, không tránh khỏi một số bất hợp lý trong chữ quốc ngữ. Cho nên, đôi lúc đó đây lại có những đề nghị “cải tiến” chữ quốc ngữ và chính tả.

Về chính tả, khi viết tên riêng nước ngoài thì phiên âm hay giữ nguyên dạng. Khuynh hướng để nguyên dạng có ngay từ GĐB, ngày càng được nhiều người dùng. Từng có người dùng chữ z thay cho d~ và gi~; f thay cho ph~…Từng có thời, có báo dùng gạch nối ở từ ghép. Sau thấy tốn giấy, tốn công sắp chữ nên bỏ. Cũng có báo thử viết liền. Viết liền lại tạo ra những mơ hồ tiềm năng. Phụ âm cuối của tiếng này có thể thành phụ âm đầu của tiếng liền sau. Biết hiểu quỳnhanhquỳnh anh hay quỳ nhanh, còn cưngơicư ngơi hay cưng ơi?

Chữ quốc ngữ uyển chuyển. Từ nhu cầu thực tiễn chúng ta đã thêm các ký tự F, J, W, Z vào bộ chữ cái để viết các từ ngoại lai và không gặp trở ngại gì. Có điều không cần những văn bản “pháp quy” đưa 4 ký tự trên vào bảng chữ cái chữ quốc ngữ.

Không ai lường trước các khả năng có thể, nên luôn luôn xảy ra những ngoại lệ chính tả vượt khỏi cái lô gích thông thường. Chẳng có lô gích nào giải thích được cách dùng các phụ âm đầu r~/d~/gi~ khi viết con dâu nhưng lại viết con rể, trong khi viết bờ giậu thì lại viết bờ rào. Vậy chính tả là võ đoán. Có điều một khi đưa ra những quy tắc không hợp lý thì người ta sẽ “vượt rào”. Quy định (QĐ) chính tả cho âm vị có hai cách viết i/y rơi vào trường hợp này. Ngày 30.11.1980 Bộ Giáo Dục ra QĐ: “…trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i , trừ uy…”.

QĐ trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, trong đó có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ khi viết.

Cân đối nghĩa là ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: Ví dụ: viết vi phạm, vì vậy, vị trí, si mê, mị dân … mà không viết vy phạm, vỳ vậy, vỵ trí, sy mê; mỵ dân.

Cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu một ký tự có phần nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hòa trên dưới. Viết thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Trong GĐB và Nông Cổ Mín Đàm (NCMĐ) đều viết như vậy: chánh lý, có lý lắm, ký tên, thơ ký, trong kỳ 15 ngày, xem kỹ

Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: Chữ i có kích thước ngắn hơn chữ y, tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính, chi li, chi tiết, chơi bi, sân si, lí nhí … Hình như không ai viết chơi by, tỷ mỷ; chy ly, chy tiết, vy tính

Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lí lẽ của nó. là đẹp (mĩ mãn), nhưng mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ. Những biến thể chính tả như vậy gặp rất nhiều.

3. Tiếng Việt trên báo chí thời xưa

Báo chí xuất hiện ở Nam Bộ sớm hơn ở Bắc Bộ. Có những ngộ nhận về ngôn ngữ báo chí Nam Bộ.

Vũ Ngọc Phan, đã bình luận về NCMĐ và Đại Việt Tân Báo như sau: “là những báo chí không có tính cách văn học, chỉ đăng rặt những tin vặt, những thông cáo của chính phủ , những bài diễn văn của người đương thời…” (Nhà văn hiện đại, quyển nhất, nxb Vĩnh Thịnh, Hà Nội, 1951). Những tài liệu nghiên cứu văn học sử và báo chí sau đó đã theo ý kiến này mà cho rằng Đông Dương tạp chí , Nam phong tạp chí mới là hai tờ báo đầu tiên góp phần xây dựng nền văn học hiện đại. Nói vậy là bỏ qua những đóng góp của báo chí Nam Bộ trong việc hình thành một thứ phong cách ngôn ngữ văn xuôi giản dị gần với khẩu ngữ của những Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, Tân Dân Tử, Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh,…nhất là của Trương Vĩnh Ký.

Huỳnh Văn Tòng cũng viết : “Trước Đông Dương tạp chí có những tờ báo khác như Gia Định Báo , Lục Tỉnh Tân Văn … Nhưng những tờ báo này thực ra chỉ có tính chất thông tin , văn chương còn luộm thuộm và hết sức đơn sơ.” (HVT, 2000,123).

Trong khi ở Bắc Bộ Nguyễn Văn Vĩnh chủ trương ngôn ngữ báo chí là thứ ngôn ngữ gọt giũa, văn chương thì Trương Vĩnh Ký, ngay từ 1869 đã khuyến khích và huấn luyện “các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập” làm thông tín viên báo chí, cung cấp bài vở cho phần “Tạp vụ” của tờ GĐB dùng một thứ “tiếng Việt trơn tru như lời nói”, thứ ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc.

Đối tượng của GĐB là người Nam Bộ và là những người bình dân thì ngôn ngữ cũng phải là phương ngữ Nam Bộ. Có vậy độc giả Nam Bộ mới tiếp nhận được. Viết trơn tru như lời nói theo phương ngữ Nam Bộ thực sự trở thành phong cách ngôn ngữ của GĐB. Có điều, phương tiện giao thông chuyên chở báo lúc đó chỉ là những “xe tờ” ngựa kéo. Mãi năm 1922 mới có xe hơi đi từ Sài Gòn đến lục tỉnh. Bởi vậy, lúc mới ra đời, ảnh hưởng của GĐB nói riêng và báo chí Nam Bộ nói chung chưa vượt ra khỏi vùng đất Nam Bộ. Điều này cũng giải thích vì sao vai trò của ĐDTC và NPTC được nhấn mạnh hơn.

Nếu như Nguyễn Văn Vĩnh là người có biệt tài về dịch tiểu thuyết, ông chịu khó tìm trong kho thành ngữ, tục ngữ của ta những câu diễn đạt ý tưởng mới của Âu Tây khiến văn dịch của ông tưởng như những nguyên tác tiếng Việt, thì ngôn ngữ trong GĐB cũng trơn tru như lời nói rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày kể cả ở văn dịch. Số báo ngày đầu tháng chạp năm Tân Tỵ cách nay 130 năm, tức 20.01.1882, có một chuyện hài hước Tên Arabe đói, như sau:

Có một tên Arabe kia, lạc bậy ở giữa đồng cát đói khát đà hai ngày rồi, biết mình chẳng kíp thì chầy không khỏi chết. Lúc đi qua gần một cái giếng, chợt thấy trên cát một cái bị nhỏ bằng da, nó vội vã lượm lấy cái bị ấy, tưởng là bị chà là. Lòng mầng lật đật mở ra. Mắt vừa ngó thấy đồ trong ấy thì vùng la khan lên rằng : “Thảm thay! Tinh những là ngọc mà thôi!

Ở bài trên, thay vài từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ và sửa những lỗi chính tả về dấu hỏi, ngã… chúng ta sẽ có một bài báo theo ngôn ngữ toàn dân hiện nay:

Có một người Arabe lạc ở giữa đồng cát, đói khát đã hai ngày rồi, biết mình chẳng chóng thì chầy không (tránh) khỏi chết. Lúc đi qua gần một cái giếng, chợt thấy trên cát một cái bị nhỏ bằng da, người đó vội vã lượm cái bị ấy lên, tưởng là bị chà là. Lòng mừng lật đật mở ra. Mắt vừa nhìn thấy đồ trong ấy thì vùng kêu lên rằng: “Thảm thay! Toàn là những ngọc mà thôi!”

Văn dịch từ 130 năm trước của GĐB là thế đấy, như là ngôn ngữ hiện nay!

Một điều trùng hợp đáng chú ý là chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về cách viết báo cũng từng nhiều lần nhấn mạnh rằng cần “viết thế nào cho phổ thông, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc.” ( Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, tr. 191).

4. Dấu ấn báo chí Nam Bộ

Nhiều hiện tượng của phương ngữ Nam Bộ đã trở thành ngôn ngữ toàn dân, thậm chí đã đi vào tác phẩm văn học. Trong truyện Mẹ và con, nhà văn Hà Nội Ma Văn Kháng cho một người Hà Nội sau 1975 nói: ‘Chị mà dận săm-pô, quần loe, đánh phấn, tô mắt vào nữa thì… hết sảy!’ . “Hãy … rồi gọi điện thoại lên trung tâm xe buýt mắng vốn” “Bao nhiêu tiền làm ra đốt vào những xị đế.” (TT, 26/8/08). Những từ đặc Nam Bộ hết sảy, mắng vốn, xị đế đã trở thành những từ toàn dân.

Về từ ngữ, đáng chú ý nhất là GĐB dùng rất ít từ Hán –Việt. Có vậy giới bình dân Nam Bộ còn chưa thông thạo chữ quốc ngữ mới dễ đọc, dễ hiểu.

Về ngữ pháp và phong cách, những câu viết trên báo cứ như là những lời kể chuyện thật tự nhiên. Không thấy những câu bị động. Lúc đó văn viết (bút ngữ) trên báo rất gần với lời nói (khẩu ngữ). Sự việc xảy ra thế nào cứ tuần tự hiện ra trong ngôn ngữ như thế khiến câu tiếng Việt nhiều động từ, ít danh từ . Và ít giới từ hơn hẳn so với các bản tiếng Pháp tương tự.

Người Nam Bộ trước đây rất sáng tạo khi nhập từ nước ngoài vào tiếng Việt. Trong khi người Bắc Bộ vay mượn chủ yếu theo cách phiên âm thì người Nam Bộ thời xưa trong nhiều trường hợp đã nhận thức bản chất của sự kiện để sáng tạo ra những từ ngữ mới. Khi chiếc xe đạp đưa vào Việt Nam, tất cả các bộ phận đều chưa có từ để gọi, ấy thế là người miền Bắc phải mượn các từ tiếng Pháp frein, enveloppe, chambre à air, garde-boue,… rồi phiên âm ra tiếng Việt: phanh, lốp, săm, gác-đờ-bu (mãi sau mới chuyển thành cái chắn bùn)… Nhưng người Nam Bộ không thế, đã dùng những từ có sẵn đặt tên cho chúng: thắng, vỏ, ruột, vè

Báo chí Nam Bộ thời nay dẫn đầu khuynh hướng “Anh hóa” các từ vay mượn, kể cả nhiều từ vay mượn đã được phiên âm, như album, solo, show, live show, stop, dancing…Trước đây chúng ta đã từng phiên âm chúng: “-Anh ngồi đây, xem quyển an-bom này mà chờ tôi” (VTP, Số đỏ); “Vẫn múa, em tham gia hầu hết các điệu múa và nhiều tiết mục em chọn sôlô hoặc đuy-ô từng đoạn” (NDCN, 04/10/1990), “Bỗng Maika la lên: -Xì-tốp! Dừng, mình lại xem trên cây cầu này có chuyện gì mà con người bu đông như con kiến” (TT Cười, 6/1991) và “Cái hồ ấy, khi đã thành đất phẳng,/Tôi sẽ xin dựng một trường “Cao đẳng đăng-xinh”. (Tú Mỡ, Giòng nước ngược)

Thậm chí “Anh hóa” cả các từ vay mượn đã được Việt hóa: rất nhiều cửa hàng ghi sale, on sale, sale off chứ không ghi bán xôn, bán xon (PNNB, vay mượn từ tiếng Pháp solde). Có báo dùng “bị shock” chứ không nói “(bị/gây) sốc” (mượn từ tiếng Pháp choc)

5. Tiếng Việt đang dài ra

Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong Đôi mắt của Nam Cao đã nói thuộc lòng một bài 3 giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công … ‘dài đến năm trang giấy’. Những người này cứ nói ra ‘là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…’ (trích Đôi mắt, 1948). Cách nay gần 65 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Thời đó người dân tin theo Đảng nên đã nói đúng theo đường lối, theo chỉ thị, nghị quyết. Sáu bảy thập kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành những thói quen ngôn từ nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo. Điều này dẫn tới hệ lụy là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó có suy nghĩ độc lập, muốn phản biện, muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành “người có vấn đề”. Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục. Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ Hán-Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa, dư thừa. Một thói quen quan cách nói những câu nghe rổn rảng nhưng dông dài chữ nghĩa, còn nội dung rỗng tuếch, sẵn sàng lặp lại những điều đã biết, đã từng nói.

Biến tướng của lối nói dư thừa là lối nói “chuẩn” nhưng không có trích dẫn, một tối kỵ với những người làm khoa học. Trải qua nhiều cuộc học tập nghị quyết, rèn luyện lập trường quan điểm, nâng cao ý thức chính trị nên đã hình thành thói quen tư duy thụ động và “nghệ thuật” nói năng an toàn: quan trọng nhất là phát biểu theo đúng quan điểm, đường lối mà không cần trích dẫn trực tiếp xuất xứ, hình thành thói quen phi khoa học là coi nhẹ việc nói có sách mách có chứng.

6. Những bất biến: triết lý trong tiếng Việt

Tiếng Việt thể hiện triết lý và cái hồn người Việt, qua lời nói thường ngày và qua kho tàng tục ngữ (TN) thành ngữ (ThN). Có những cách nói năng hiếm thấy ở những thứ tiếng khác và mới nghe thấy lạ, tưởng như mâu thuẫn, thiếu lô gích.

Có những dân tộc nào dùng từ nước để chỉ lãnh thổ như người Việt? Nước Việt Nam gắn với huyền sử Việt, số con của bà Âu Cơ nửa lên núi, nửa xuống biển nên non nước, đất nước cũng là nước, là quốc gia.

Có những dân tộc nào dùng bụng và những bộ phận của cái bụng lòng, dạ, gan, ruột,…làm biểu tượng cho phạm trù tinh thần, biểu hiện tư duy, tâm lí, tình cảm, ý chí, sức chịu đựng? Nghĩ bụng, ghi lòng tạc dạ, gan cóc tia, phổi bò, ruột để ngoài da…

Chúng ta dễ dàng giải thích được những cách nói tưởng như mâu thuẫn: Thành ngữ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” phản ánh triết lý người Việt lấy hai cực trỏ tổng thể. Toàn bộ câu chuyện được gói trong “đầu đuôi câu chuyện”. Nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để nhấn mạnh phạm trù khoảng cách quan trọng hơn phạm trù họ hàng, còn “một giọt máu đào hơn ao nước lã” lại là phạm trù họ hàng quan trọng hơn phạm trù số lượng.

Chất vấn để bác bỏ thể hiện cách tư duy độc đáo của người Việt. Có vậy chúng ta mới giải thích được vì sao “ớt nào chẳng cay?” là “ớt nào cũng cay”, “tôi nói điều đó bao giờ?” là “tôi chưa bao giờ nói điều đó”, “sao không nói điều đó” là “lẽ ra nên nói điều đó”.

Có hàng loạt ẩn dụ, hoán dụ trong tiếng Việt cũng không thấy ở nhiều thứ tiếng khác.

Nhiều cách nói có vẻ mâu thuẫn nhau chỉ là mâu thuẫn hình thức. Về bản chất, chúng phản ánh những qui luật nào đó của tiếng Việt liên quan đến triết lý người Việt.

*

Thư gửi Ban biên tập Tia Sáng

Thph HCM, ngày 08.3.2012

Kính gửi: Ban biên tập tạp chí Tia sáng

Trước hết, xin cảm ơn Ban biên tập đã dùng bài của tôi.

Sau đây tôi có vài lời về cách biên tập lại tiêu đề bài viết của tôi. Bài tôi gửi có tiêu đề “Tiếng Việt theo dòng thời gian”. Tít này được Tia Sáng sửa lại là: "Nhìn lại một chặng đường phát triển chữ Quốc ngữ".

Sửa như vậy mắc hai lỗi cơ bản:

1) Bài tôi viết về tiếng Việt chứ không phải về chữ quốc ngữ. Không thể lẫn lộn hai khái niệm khác nhau này.

2) Tít mà báo đặt, lặp theo khuôn sáo đã mòn nghĩa của một báo cáo tổng kết biểu dương thành tích: Nhìn lại (một) chặng đường [X năm] phát triển [của phong trào /của ngành /của xí nghiệp …Y]. Bài tôi viết mang đặc điểm của một tùy bút ngôn ngữ học với 3 điểm nhấn về thời gian: a) 130 năm trước, Trương Vĩnh Ký đã có công xây dựng một thứ ngôn ngữ báo chí rất đơn giản. b) Thời gian sẽ đào thải những quyết định trái quy luật (về quy luật chính tả i/y ). c) Dùng luôn ví dụ từ Đôi mắt của Nam Cao như là một ẩn dụ: Thời gian đã làm nhiều người Việt tư duy, nói năng theo đúng giáo điều (để tồn tại?) nhưng lại dông dài, vô nghĩa và nhất là mất cái nhìn phản biện. Chính vì vậy tôi mới đặt tít: Tiếng Việt theo dòng thời gian

Tôi có đôi lời như vậy và mong Ban biên tập quý báo rút kinh nghiệm.

GS TS Nguyễn Đức Dân

Ghi chú: Bài này đã đăng trên tạp chí Tia Sáng, ngày 05.3. 2012, với tít được sửa lại là: Nhìn lại một chặng đường phát triển chữ Quốc ngữ. Tôi thấy cần có đôi lời về tít này, nên ngày 08.3 đã viết một thư tới Tòa soạn Tia Sáng. Thư kèm vào cuối bài này. NĐD


Nguồn: khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

Soi gương . lụa của Nguyễn Phan Chánh


8/2/15

Last days in Vietnam



Thời gian gần đây bạn bè, fb và báo chí nói nhiều đến phim Last Days In Vietnam.

Hôm nay Chủ nhật, dành thời gian xem phim này cho vui. Ai cùng xem ko ?
Hiện phim phụ đề Việt ngữ đang có trên Youtube. ko biết bị block khi nào, nhanh chân kẻo hết




tranh Roman Frances

Jose Miguel Roman Frances sinh ngày 2/1/1950 tại Alicante, Tây Ban Nha. Học vẽ từ năm 14 tuổi.

Ông đã có hơn 50 cuộc triển lãm cá nhân, tham dự nhiều cuộc triển lãm chung. Tranh của ông có thể tìm thấy trong các bộ sưu tập tại hơn 30 quốc gia - Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Anh, Nhật, ... Phụ nữ, thiên nhiên là đề tài thường gặp trong tranh ông.

Phụ nữ trong tranh Roman Frances bờ vai mịn màng, đầy đặn, nhưng thường trầm ngâm như đang đắm chìm trong một hồi ức xa xăm đẹp đẽ nào đấy ...

Nghe album Violins in love của James Last và ngắm tranh. Chủ nhật buồn ..

7/2/15

Torna a Surriento


Trong một entry trước đã giới thiệu “Torna a Surriento” với hai lời Việt, một của Phạm Duy và một của tác giả khuyết danh phổ biến ở miền Bắc trước 1975. Hôm nay nghe Tâm Hảo trình bày lời Việt của Thanh Trang, và đọc bài viết của Thanh Trang về bản nhạc nổi tiếng này.


Học tiếng Anh với Hằng mắm ruốc


Trang web học tiếng Anh của Hằng mắm ruốc. Hi vọng ai đang luyện tiếng Anh có thể tìm thấy những điều có ích




Chuyện viết tiếng Việt


Hai bài viết của hai tác giả bàn về một số chuyện về viết tiếng Việt 

1.
Chuyện viết tiếng Việt
Hoàng Hồng Minh

Một câu hỏi đang được đặt ra là "có cần thêm một số chữ cái latinh vào bộ chữ tiếng Việt, ví dụ như F, J, W, Z? ". Nguyên tắc chung, nếu nhu cầu là rõ ràng, thì sự đáp ứng là cần thiết. Còn sử dụng cụ thể như thế nào những chữ cái thêm vào này là công việc tiếp theo.

Chữ cái vẫn dùng mà không chính thức hóa

Trước hết, trong đời sống tiếng Việt hôm nay, chúng ta thực tế đã sử dụng những chữ này!

Nếu bạn đọc dòng văn bản "Thông báo của TW Hội LHPNVN" thì bạn hiểu rằng chữ W ở đây định nói cái gì, tuy có khi bạn chưa học chữ này bao giờ. Người ta không viết "TW" là "TƯ", vì lo đọc chuyện này lại thành ra chuyện khác.

Người nông dân chúng ta thì đã quen với chuyện lợn lai: lợn F1 hay lợn F2, chứ không phải lợn PH1 hay lợn PH2.

Câu "từ A đến Z" ai cũng nói cũng viết, và nếu bạn nói và viết "từ A đến Y" thì không ai hiểu bạn muốn gì.

Nhưng câu chuyện không dừng ở đây.

Hôm nay, thế giới đã mở ra với chúng ta. Việc mỗi người cần học để biết lấy một đến vài ngoại ngữ đã trở nên cần thiết. Và có lẽ chẳng mấy mà chúng ta sẽ phải giảng dạy khoa học, trước hết là các khoa tự nhiên, khoa công nghệ, khoa thương mại, bằng song ngữ Anh -Việt, trên phạm vi đại trà, nếu chúng ta lập chí hiện đại hóa dứt điểm.

Khái niệm du nhập

Chưa đến mức đó, thì việc sử dụng các khái niệm du nhập đã bắt chúng ta phải đọc thông viết thạo các chữ cái latinh "chưa được đưa vào chính thức".

Tìm hiểu khái niệm WTO, đó là bổn phận và lợi ích sát sườn của người Việt hôm nay đã tham gia tổ chức này. Phải biết chữ W.

Mỗi xứ sở có điểm mốc "Zero","cây số không" (không viết "Dê rô") của mình, để tính khoảng cách đi tới trung tâm này từ trên các quốc lộ hướng tâm này. Phải biết chữ Z.

Đo độ dài còn có "Foot": 1 Foot US (ft) = 0,3048006 mét. Phải biết chữ F.

Nghe nhạc thì cũng có "Jazz", không viết nhạc "Giagigi". Phải biết chữ J.

Viết tên riêng

Phổ biến hàng ngày hơn nữa, là việc đọc và viết tên riêng.

Sau những thói quen ban đầu cố gắng mòn mỏi để hán-việt hóa bằng được các tên riêng trên thế giới cho bùi tai mình, chúng ta đã vượt được dần ra khỏi cái thói quen cố hữu lấy mình làm trung tâm này. Nhiều bạn trẻ hôm nay khó biết đâu là Á Căn Đình, đâu là Gia Nã Đại, ai Là Mạnh Đức Tư Cưu, ai là Nã Phá Luân. Yêu bóng đá thì hôm xưa có Zico, hôm qua có Zidan khắc trong trí nhớ mình, không phải viết dịch Di Cô hay Di Đan.

Tôi phản đối việc nhất nhất cố gắng viết chuyển dịch các tên Đông Á sang Hán - Việt. Điều đó gây ra những cảm xúc phản nhận thức. Từ bao giờ chúng ta tự cho mình có nghĩa vụ phải chuyển âm Hán - Việt các tên riêng Trung Hoa hay Triều Tiên, và rồi từ đó chúng ta có cảm giác như họ gần gũi với mình hơn cả những người láng giềng Lào hay Miên, thậm chí gần gũi hơn cả các tên riêng của người thiểu số trên đất mình! Đó là tự lừa mình. Tất nhiên khi bạn gọi "Hoa Thịnh Đốn" hay "Mạc Tư Khoa", bạn sẽ có cảm giác tương tự, "thân thiết hơn", vì âm thanh này quen thuộc và bùi tai chúng ta hơn. Nhưng nay bạn đã gọi Washington, Moscow, có lẽ rất nên gọi Beijing, Pyongyang để mà tinh thần ta có được sự bình đẳng, bình tâm sáng suốt trong nhận thức.

Tên người cũng thế, tại sao ngay cả với người Nhật, chúng ta không cố sống cố chết Hán - Việt hóa tên riêng của họ, trong khi mọi tên người Trung Hoa chúng ta cứ như có bổn phận phải Hán - Việt hóa chúng bằng được? Nếu không phải lo Hán - Việt hóa tên ông tổng thống Mỹ là "Ô Bá Mã", tên ông thủ tướng Nga là "Bá Tín", thì cũng rất nên gọi tên ông thủ tướng Trung Hoa theo âm là Wen Jiabao, và bạn sẽ tìm thông tin về thủ tướng Trung Hoa trên Internet bằng tên đó dễ dàng hơn nhiều, thay vì mù tịt khi phải tìm hiểu về ông ấy vì chỉ biết cái tên đã Hán - Việt hóa.

Giữa cái tên ghi âm và cái tên Hán - Việt hóa nhiều khi có khoảng cách rất xa, ví dụ tên ông chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il được hán-việt hóa là Kim Chính Nhật, không biết đâu mà lần.

Một thói quen nữa là ngay ở Đông Á, nơi đâu "thân thiện" thì người ta gắng Hán - Việt hóa, bằng không thì thôi. Hongkong xưa là nhượng địa của Anh, nên thôi, không cần gọi là "Hương Cảng". Các tên riêng ở Đại Hàn cũng khỏi bị cố gắng được Hán - Việt hóa nhiều vì "không thân lắm". Tên riêng của Nhật Bản thì miễn phải Hán - Việt hóa.

Phải học tránh sự thiên vị trong nhận thức, bởi vô hình chung chúng ta cổ vũ cái lý tưởng "đồng văn đồng chủng" cho dân chúng, thông qua việc nhất nhất Hán - Việt hóa tên riêng của Trung Hoa hay của Triều Tiên trên thông tin đại chúng. Từ đó thậm chí ta hình dung như họ có họ hàng với mình khi suy từ tên gọi!

Từ kép

Một vấn đề rất quan trọng khi viết tiếng Việt là vấn đề từ kép.

Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn không có cách gì để xác định nghĩa thực của câu này.

Các ngôn ngữ dùng hệ thống chữ cái đều biết ghép các từ bằng cách viết liền chúng lại. Nếu trong tiếng Anh bạn có "net" là mạng lưới, "inter" là nối kết, bạn sẽ tạo ra chữ "internet" mà không phải là "inter net". Và bạn có thể ghép nhiều hơn hai chữ để có một chữ mới.

Bạn ghép chữ "sinh" và "vật", bạn phải có một chữ mới, đáng lẽ là "sinhvật", chứ không phải là "sinh vật" cạnh nhau.

Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn phải cố làm một thao tác tinh thần để nối "học sinh" thành "họcsinh", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn nghi ngờ "được, nhưng chắc không phải thế".

Tiếp đến bạn phải cố làm một thao tác tinh thần khác để nối "sinh vật" thành "sinhvật", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn tự bảo "được, chắc là thế".

Hơn thế nữa, một người nước ngoài học tiếng Việt thì sẽ đánh vật với cái câu vô định này!

Lối viết tách rời các từ trong một từ kép làm tăng tính mất chính xác của câu chữ, khuyến khích tính chủ quan thẩm định, làm giảm tốc độ đọc hiểu, làm tốn kém lưu trữ trên giấy tờ văn bản hoặc trên các bộ nhớ điện tử, làm khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt.

Tất cả nguyên do chỉ vì xưa kia chúng ta dùng chữ vuông! Mỗi chữ vuông phải kê cách nhau ra, không có thì không ai hiểu!

Và công cuộc xây dựng chữ quốc ngữ dùng bảng chữ cái latin đã thiếu cái chí đi đến cùng để giải chuyện này. Chính chúng ta là người phải giải nó.

Đây là một dịp để tưởng nhớ tới người có công lao đề xuất giải pháp viết từ kép này đã từ rất lâu, ông Hoàng Xuân Hãn. Ông đã soi rằng việc viết chữ kép như thế sẽ có rất hãn hữu trường hợp có thể gây nhầm nghĩa, và trong trường hợp đó thì một dấu gạch ngang sẽ là giải pháp.

Hy vọng rằng người Việt chúng ta sẽ đến lúc đủ quyết tâm để thực hiện ý tưởng đơn giản và tuyệt vời này của ông Hoàng Xuân Hãn.

Không cần phải ngay một lúc viết liền hết các từ kép: chỉ cần chúng ta tiến lên từng bước một, thống nhất từng chữ kép một, và chúng ta sẽ đi dần được rất xa. Công việc này có thể được giao cho một tổ chức có năng lực và thẩm quyền.

Để làm ví dụ giống như ông Hoàng Xuân Hãn đã làm trước đây, tôi chép đoạn cuối của bài viết ra đây nhưng viết liền các từ kép để chúng ta cùng đọc thử, và để thấy chúng ta sẽ được lợi về đủ đường: chính xác, tốc độ, và tiết kiệm lưu trữ.

Từkép

Một vấnđề rất quantrọng khi viết tiếng Việt là vấnđề từkép.

Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn không có cách gì để xácđịnh nghĩa thực của câu này.

Các ngônngữ dùng hệthống chữ cái đều biết ghép các từ bằng cách viết liền chúng lại. Nếu trong tiếng Anh bạn có "net" là mạnglưới, "inter" là nốikết, bạn sẽ tạo ra chữ "internet" mà không phải là "inter net". Và bạn có thể ghép nhiều hơn hai chữ để có một chữ mới.

Bạn ghép chữ "sinh" và "vật", bạn phải có một chữ mới, đáng lẽ là "sinhvật", chứ không phải là "sinh vật" cạnh nhau.

Khi bạn đọc câu "học sinh vật cô Na", bạn phải cố làm một thaotác tinhthần để nối "học sinh" thành "họcsinh", rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểubiết chủquan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếptục kiểmtra câu này, và bạn nghingờ "được, nhưng chắc không phải thế".

Tiếp đến bạn phải cố làm một thaotác tinhthần khác để nối "sinh vật" thành "sinhvật", rồi kiểmtra xem có được hay không theo hiểubiết chủquan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểmtra câu này, và bạn tự bảo "được, chắc là thế".

Hơn thế nữa, một người nướcngoài học tiếng Việt thì sẽ đánhvật với cái câu vôđịnh này!

Lối viết táchrời các từ trong một từ kép làm tăng tính mấtchínhxác của câuchữ, khuyếnkhích tính chủquan thẩmđịnh, làm giảm tốcđộ đọchiểu, làm tốnkém lưutrữ trên giấytờ vănbản hoặc trên các bộ nhớ điệntử, làm khókhăn cho người nướcngoài học tiếng Việt.

Tấtcả nguyêndo chỉ vì xưakia chúngta dùng chữ vuông! Mỗi chữ vuông phải kê cách nhau ra, không có thì không ai hiểu!

Và côngcuộc xâydựng chữ quốcngữ dùng bảng chữ cái latin đã thiếu cái chí đi đến cùng để giải chuyện này. Chính chúngta là người phải giải nó.

Đây là một dịp để tưởngnhớ tới người có cônglao đềxuất giảipháp viết từkép này đã từ rất lâu, ông Hoàng Xuân Hãn. Ông đã soi rằng việc viết chữ kép như thế sẽ có rất hãnhữu trườnghợp có thể gây nhầm nghĩa, và trong trườnghợp đó thì một dấu gạchngang sẽ là giảipháp.

Hyvọng rằng người Việt chúngta sẽ đến lúc đủ quyếttâm để thựchiện ýtưởng đơngiản và tuyệtvời này của ông Hoàng Xuân Hãn. Chỉ cần tiếnlên từng bước một, thốngnhất từng chữkép một, và chúngta sẽ đi được rất xa.

nguồn: tiasang


2.
Chuyện viết tiếng Việt: Đừng vội vàng
(Trao đổi với tác giả Hoàng Hồng Minh)

ThS. Đào Tiến Thi
(NXB Giáo dục Việt Nam)

Trong bài Chuyện viết tiếng Việt của tác giả Hoàng Hồng Minh (HHM) trên tạp chí Tia sáng ngày 16-08-2011[i], ngoài việc đặt ra vấn đề nên đưa thêm mấy chữ cái (ký tự) F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt hay không (điều mà dư luận có ồn lên khoảng tháng nay), tác giả còn bàn thêm hai vấn đề của tiếng Việt: viết tên riêng nước ngoài và viết các từ ghép, từ láy (HHM gọi chung là “từ kép”) trong tiếng Việt.

Tôi xin được trao đổi một số ý kiến với tác giả. Vì không rõ tác giả là ông hay bà, tuổi tác thế nào nên xin được tạm gọi là bạn, mong tác giả thông cảm.

1. Vấn đề thêm các chữ F, J, W, Z vào bảng chữ cái tiếng Việt

HHM đưa ra một số dẫn chứng về sự có mặt của các chữ cái F, J, W, Z trong văn bản tiếng Việt, ví dụ nói lợn F1; từ A đến Z. Không ai phủ nhận điều đó. Tôi có thể bổ sung thêm hiện tượng trên một cách phong phú hơn nhiều, đó là việc dùng các ký tự F, J, W, Z (và nhiều ký tự khác nữa) để ghi các công thức toán, vật lý, hóa học,… để ghi các đơn vị đo lường, như tính công là J (June), tính công suất là W (Watt),…Và nhất là để ghi tên riêng (gồm địa danh và nhân danh) nước ngoài và các thuật ngữ khoa học có nguồn gốc nước ngoài. Các ký tự đó đã được dùng từ lâu, ngày nay lại càng dùng nhiều hơn. Tuy nhiên việc các ký tự trên có mặt trong văn bản tiếng Việt không có nghĩa là nó đã thuộc về hệ chữ cái tiếng Việt. Dễ nhận thấy điều này khi ngoài những ký tự trên ta còn dùng cả các ký tự khác như  a, b, F, e, g, p, l, j, m,… để làm các ký hiệu ghi các công thức khoa học, kỹ thuật. Không ai dám nói những ký tự ấy cũng thuộc về chữ cái tiếng Việt. Còn như trường hợp viết tắt trung ương thành TW là viết sai; viết sai nhưng nhiều khi người ta bắt trước nhau mà thành thói quen ở một số người.

Hệ thống chữ cái của chữ Quốc ngữ (QN) là hệ thống chữ cái ghi âm. Nhìn chung mỗi âm tương đương với một chữ cái. (Một số trường hợp không tương đương, như c, k, q cùng ghi âm “cờ”; d, gi cùng ghi âm “dờ” có lý do về nghĩa và về văn hóa). Đưa thêm một chữ cái vào một hệ thống đã có thì nó phải mang chức năng ghi một âm nào đó. Nhưng hệ thống chữ cái của tiếng Việt đã đủ rồi, bây giờ thêm vào hệ thống ấy nó sẽ hoặc là không ăn nhập gì, hoặc là phá vỡ hệ thống. Ví dụ, đã có tổ hợp “ph” để ghi âm “phờ” thì chữ cái “f” sẽ ghi âm gì? Đã có chữ cái “d” và “gi” để ghi âm “dờ” thì chữ cái “z” sẽ ghi âm gì? Còn nếu để thay thế một số chữ cái cũ thì lại hoàn toàn là chuyện khác.

2. Vấn đề viết tên riêng nước ngoài

HHM viết: “Sau những thói quen ban đầu cố gắng mòn mỏi để Hán Việt hóa bằng được các tên riêng trên thế giới cho bùi tai mình, chúng ta đã vượt được dần ra khỏi cái thói quen cố hữu lấy mình làm trung tâm này” (chúng tôi nhấn mạnh).

 Nếu bạn HHM biết rằng trước khi người Pháp vào Việt Nam, người Việt Nam biết đến thế giới Phương Tây chủ yếu qua sách báo Trung Quốc (hay có tiếp xúc trực tiếp thì cũng phải dùng văn tự Hán để ghi lại) thì chắc không kết luận như trên. Trước khi chữ QN được sử dụng rộng rãi, chúng ta sử dụng chữ Hán, mà dùng chữ Hán thì phải đọc theo âm Hán Việt. Ví dụ, Alexandre de Rhodes thì đọc là A Lịch Sơn Đắc Lộ, Pigneau de Behaine đọc là Bá Đa Lộc. Đầu thế kỷ XX, trong phong trào vận động duy tân, các chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và nhiều chí sỹ khác đều tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản Âu Mỹ thông qua sách báo của phong trào duy tân ở Trung Quốc, cho nên ngay cả khi dùng chữ QN, các tên riêng Ấn Âu vẫn thường được đọc theo âm Hán Việt: Lư Thoa (Rousseau), Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Kha Luân Bố (Christopher Columbus). Một số nhỏ trong cách đọc đó tồn tại đến nay: Anh, Pháp, Mỹ (Hoa Kỳ), Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Dù bây giờ hầu hết các tên riêng còn lại đều đã đọc theo phiên âm trực tiếp (hoặc như nguyên ngữ) nhưng với các tên riêng trên đã rất quen thuộc nên cũng không cần phải thay đổi. Ai đã biết một chút Anh ngữ thì không khó đồng nhất các tên nước nói trên với England, France, America, Poland,… Một vài trường hợp phiên âm lại là do sự đề nghị của chính phủ (không chắc là của tất cả người dân) nước ấy, như Úc ® Ô-xtrây-li-a (Australia), Ý ® I-ta-li-a (Italy, Italiana)[ii]. Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể, cách đọc Hán Việt vẫn được dùng: bia Úc, Hội Doanh nhân Việt kiều Úc. Những trường hợp thay bằng phiên âm trực tiếp có cái lý của nó, nhưng những trường hợp vẫn giữ cách đọc Hán Việt cũng có cái lý của nó. Quy luật hàng đầu chi phối ngôn ngữ là tính quy ước (võ đoán). Một khi hình thành thói quen sử dụng của đa số có nghĩa là cộng đồng đã nhất trí như vậy.

Về các tên riêng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), HHM có cách giải thích thật kỳ quặc khi viết:

Từ bao giờ chúng ta tự cho mình có nghĩa vụ phải chuyển âm Hán Việt các tên riêng Trung Hoa hay Triều Tiên”.

Hay: “Nơi đâu “thân thiện” thì người ta gắng Hán Việt hóa, bằng không thì thôi. Hồng Kông xưa là nhượng địa của Anh nên thôi, không cần gọi là “Hương Cảng”. Các tên riêng ở Đại Hàn cũng khỏi bị cố gắng được Hán Việt hóa nhiều vì “không thân lắm”. Tên riêng của Nhật Bản thì miễn phải Hán Việt hóa (…) Phải học tránh sự thiên vị trong nhận thức”.

Trường hợp các nước Đông Á, ngoài nguyên nhân đã nói trên, còn do lịch sử quan hệ lâu đời của Việt Nam đối với họ. Trung Quốc có nhiều quan hệ nhất do đó hầu như tất cả các tên riêng đều đọc theo âm Hán Việt (sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Triều Tiên ít quan hệ hơn cả nên số tên riêng đọc theo âm Hán Việt cũng ít. Còn Nhật Bản thì không phải “miễn phải Hán Việt Hóa” như bạn HHM tưởng đâu. Không ít tên người, tên đất Nhật Bản đọc bằng âm Hán Việt. Lý do là đầu thế kỷ XX, Nhật Bản là tấm gương của Á châu đã giương cao ngọn cờ tự lập tự cường, chơi “ngang ngửa” với Tây Phương. Cụ Phan Bội Châu tìm hiểu nước Nhật qua sách báo Trung Quốc, và rồi chính cụ cùng một số đồng chí của mình đã đưa khoảng 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. Do đó chúng ta biết đến một loạt tên người, tên đất Nhật Bản đọc theo âm Hán Việt như Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa), Minh Trị (Meiji), Đại Ôi hay Đại Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu), Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi), Đông Kinh (Tokyo), Hoành Tân (Yokohama),

Về tên riêng Trung Quốc, có lẽ chỉ trừ trường hợp Hồng Kông[iii] (Hong Kong) còn thì từ xưa đã đọc theo âm Hán Việt. Nếu bây giờ chuyển cách đọc, xáo trộn hàng ngàn tên người, tên đất là chuyện không đơn giản. Ví dụ: Khổng Tử ® Kongzi , Gia Cát Lượng ® Zhuge Liang, Lý Bạch ® Li Bai, Lỗ Tấn ® Lu xun, Bắc Kinh ® Beijing, Quảng Châu ® Guang Zhou. Các tên người, tên đất Trung Quốc không những có mặt trong các tác phẩm của Trung Quốc đã quen thuộc ở Việt Nam mà trong chính văn chương Việt Nam cũng dùng không ít, như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,… chẳng hạn.

Ngay cả các tên riêng Trung Quốc hiện đại nếu bây giờ đọc theo phiên âm La tinh cũng là cả một vấn đề phải cân nhắc kĩ. Vì nó vừa khó khăn (cách đọc phiên âm La tinh với tiếng Trung khác nhiều cách đọc trong các ngôn ngữ Ấn Âu), vừa trái với ngữ cảm thông thường. Đặng Tiểu Bình đọc là Dèng Xiǎopíng (Tung Xéo Pình), Hồ Cẩm Đào đọc là Hú Jǐntāo (Khú Chỉn Thao), vừa khó vừa buồn cười nữa. Chúng tôi đi Trung Quốc vẫn gọi các hướng dẫn viên người Trung Quốc theo âm Hán Việt, ví dụ: Tăng Quốc Vân (Zeng Quo Yun), Đặng Chiêu Thanh (Deng Zhao Qing), Tăng Tiêu Quang (Geng Yao Quang) và thấy như thế là ổn nhiều đường. Nếu cố gọi họ bằng âm Trung Quốc mà không chính xác có thể mang lại điều bất nhã, còn gọi theo âm Hán Việt thì đã có quy tắc, họ cũng nắm rất rõ. Nó khác hẳn trường hợp với người Phương Tây, ta phải cố gắng phát âm đúng như tên của họ.

Nói như vậy để thấy vấn đề ở đây chẳng phải do “thói quen cố hữu lấy mình làm trung tâm”, chẳng hề do “cố gắng mòn mỏi để Hán Việt hóa bằng được”, cũng chẳng phải do “thiên vị” hay “thân thiện” với Trung Quốc hay khối Đông Á hơn, mà thực ra nó là truyền thống văn hóa, là ngữ cảm của người bản ngữ, nghĩa là vấn đề của văn hóa – ngôn ngữ, chứ không liên quan gì đến “ý thức hệ” cả. Truyền thống ở đây đã đóng vai trò tích cực, giữ lại những gì phù hợp, chống “hiện đại hóa” một cách máy móc.

3. Vấn đề viết “từ kép”

Theo HHM, các “từ kép” như sinh vật, phải viết liền lại là sinhvật, và từ đấy cho đến hết bài, tác giả làm gương viết liền tất cả các “từ kép”:

hệthống, nốikết, thaotác, tinhthần họcsinh, hiểubiết,chủquan,tiếptục, kiểmtra, nghingờ, nướcngoài, đánhvật, vôđịnh, táchrời, chínhxác, câuchữ, khuyếnkhích, thẩmđịnh, tốcđộ, đọchiểu, tốnkém, lưutrữ, giấytờ, vănbản, điệntử, khókhăn, tấtcả, nguyêndo, xưakia, chúngta, xâydựng, quốcngữ, tưởngnhớ, cônglao, đềxuất, giảipháp, hãnhữu, trườnghợp, gạchngang, hyvọng, quyếttâm, ýtưởng, tuyệtvời, tiếnlên, thốngnhất.

Riêng các từ như từ kép, chữ kép thì khi viết liền, khi viết rời; từ bộ nhớ không thấy viết liền, nhưng theo tôi, đó là những từ có cấu tạo “chặt” hơn nhiều so với từ đọchiểu, nướcngoài, tiếnlên mà HHM viết liền.

Khái niệm “từ kép” của HHM không được định nghĩa nên có thể hiểu đó là từ ghép theo thuật ngữ ngành ngôn ngữ học, và cả từ láy, vì bạn viết liền cả từ khókhăn.

Hãy thử phân tích “tác hại” của lối viết rời mà bạn HHM chỉ ra:

1. Thứ nhất, bạn HHM cho rằng viết rời “làm tăng tính mất chính xác của câu chữ”, “khuyến khích tính chủ quan thẩm định”, “làm giảm tốc độ đọc hiểu”. HHM lấy ví dụ:

Khi bạn đọc câu “Học sinh vật cô Na”, bạn phải cố làm một thao tác tinh thần để nối học sinh thành “họcsinh”, rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn nghi ngờ được, nhưng chắc không phải thế.

Tiếp đến bạn phải cố làm một thao tác tinh thần khác để nối “sinh vật” thành “sinhvật”, rồi kiểm tra xem có được hay không theo hiểu biết chủ quan của bạn. Bạn thấy được, và bạn tiếp tục kiểm tra câu này, và bạn tự bảo được, chắc là thế”.

(Nhấn mạnh trong nguyên văn)

Hỡi bạn HHM, nếu quả thực người Việt Nam đọc chữ Quốc ngữ theo kiểu mỗi “từ kép” lại phải làm “thao tác tinh thần” như trên thì mỗi cuộc đọc người Việt Nam là một cuộc đấu vật chứ không phải là đọc nữa. Đọc vất vả thế thì chắc thiên hạ đọc được 10 trang, ta chưa chắc nổi một trang, và người Việt Nam chắc chắn phải ngu hơn các dân tộc khác nhiều lần!

Xin nói thêm, những trường hợp như câu Học sinh vật cô Na, người ta gọi là “câu mơ hồ”, vì ngắt ở những chỗ khác nhau sẽ tạo nên nghĩa khác nhau. Loại câu này có số lượng rất ít và trong ngôn ngữ của nước nào cũng có, chứ đâu chỉ có ở tiếng Việt.

Và xin hỏi bạn HHM, việc viết liền các “từ kép” trong đoạn văn của bạn nói trên liệu có chính xác hơn được tí nào so với viết rời không? Có chỗ nào do viết rời mà trở nên mơ hồ nghĩa như câu Học sinh vật cô Na không?

2. Thứ hai, bạn HHM nêu một số hệ lụy khác như “làm tốn kém lưu trữ trên giấy tờ, văn bản hoặc trên các bộ nhớ điện tử”, “làm khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt”.

Về việc “tốn kém” giấy, có thể, nhưng không đáng kể. Chỉ cần quan sát các sách luyện dịch Anh – Việt, Pháp – Việt, ta thấy độ dài các bài ở phần tiếng Việt so với tiếng Anh, Pháp là tương đương nhau (chia cột hay đặt trang song song cũng vẫn thấy như vậy, nếu có ép chữ hay giãn chữ cũng là không đáng kể)[iv]. Vả lại theo phương án viết liền để tiết kiệm giấy của bạn HHM thì cứ 2 “từ ghép” mới thu lại được một khoảng trống, mà số lượng “từ kép”, cũng chỉ chiếm một phần trong kho từ vựng (vì ngoài nó còn các từ đơn và các cụm từ), do đó chẳng bớt được bao nhiêu. Có lẽ 100 trang chưa chắc đã tiết kiệm nổi 1 trang. Còn lưu trong bộ nhớ điện tử thì tiếng Việt có nặng hơn vì có thêm dấu phụ, nhưng với bộ nhớ điện tử, phần nặng hơn đó cũng chả có nghĩa lý gì. Với những máy tính thế hệ cũ nhất, dung lượng chỉ vài GB cũng chẳng bao giờ bị đầy vì các tệp văn bản, huống chi các máy tính phổ biến đang dùng hiện giờ đều trên trăm GB.

Về việc “làm khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt” thì thử hỏi chữ QN (cũng như tiếng Việt nói chung), để trước hết cho người Việt dùng hay là để cho người nước ngoài mà bạn lại lo vấn đề như vậy? Tiếng Anh được loài người khắp hành tinh học, thế mà người Anh chẳng bao giờ làm gì cho nó dễ đi để các dân tộc khác nhờ; trái lại, tất cả các dân tộc học tiếng Anh đều phải “quy phục” tiếng Anh, từ cách phát âm xa lạ cho đến mọi các quy tắc ngữ pháp rắc rối của nó.

Trở lại về cách viết liền từ. Không phải đến bây giờ mới có bạn HHM đưa ra phương án đó. Nhưng phương án đó không bao giờ thành hiện thực bởi những lý do sau:

Thứ nhất, nó trái với bản chất của tiếng Việt. Tiếng Việt là một thứ tiếng đơn âm. Đơn vị phát âm là âm tiết (tiếng). Ví dụ tiếng hiểu (trùng với từ hiểu), nếu phân tích ra thì có 4 âm tố[v]: (chưa kể thanh điệu):

h- i - ê - u

nhưng chỉ phát âm 1 lần. Ranh giới giữa các âm tố h- i - ê - u không thể nào nhận thấy, dù người thính tai đến đâu. Cách đọc “hờ-i-ê-u-iêu-hỏi-hiểu” chỉ dành cho trẻ em bắt đầu học chữ và giai đoạn đó qua đi rất nhanh, sau đó không bao giờ lặp lại nữa.

Trong khi đó, các tiếng châu Âu là tiếng đa âm, đơn vị phát âm là âm tố. Ví dụ từ understand (hiểu) trong tiếng Anh, ta phải phát âm đầy đủ, kể cả cả âm /d/ở cuối:

Ùndəstænd

Và việc đọc nối các âm tố lại là cần thiết, kể cả khi nó là hai từ khác nhau, như Thank you chẳng hạn.

Thứ hai, ranh giới từ trong tiếng Việt không rõ ràng. Trong nhiều trường hợp, hai yếu tố có quan hệ nghĩa ở một mức độ nào đó không đủ chặt để tạo thành một từ nhưng cũng không đủ lỏng để coi là hai từ, tức là tình trạng “lưỡng khả”: nhà xuất bản là 1 hay 2 từ? trường dạy nghề là 1, 2 hay 3 từ? Nếu coi nhà hàng là một từ thì nhà văn hóa, nhà chung cư có là một từ không? Các trường hợp đồng cỏ, sân kho, trại chăn nuôi, đường thủy, đường mòn, đường độc đạo, đường chiến lược,.. lại càng khó.

Thứ ba, nếu viết liền, việc đọc cũng trở nên khó khăn: không biết ngắt ở chỗ nào, nếu từ ấy chưa quen thuộc với một người (nhất là với trẻ em mới học và người nước ngoài học tiếng Việt): hệthống có thể đọc thành hệt hống, đọchiểu thành đọ chiểu, pháthành thành phá thành, phátâm thành phá tâm. Bạn HHM nhắc đến học giả Hoàng Xuân Hãn đã khởi đầu cho cách viết liền, vậy cần hiểu vấn đề này như thế nào?

Thực ra tiền đề của cách viết liền là cách viết dùng gạch nối đã có rải rác từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên nó không tạo ra được quy tắc. Ví dụ bài Mừng năm mới trên báo Nam Phong số Tết năm 1918, viết gạch nối cho các từ ghép và từ láy: Đinh-tị, Mậu-ngọ, cảnh-tượng, phúc-lộc, thời-kỳ, lăng-lắc, dằng-dặc,… Thế nhưng cũng trong bài báo này, nhiều từ ghép, từ láy lại không gạch nối: nhà nước, khai hoang, ghi chép, hưởng thụ, quý báu, mở mang, lẩn thẩn,… Có khi mâu thuẫn không thể chấp nhận, như viết tàu-thủy (gạch nối) nhưng lại viết xe hỏa (không gạch nối).

Cách viết dùng gạch nối hay viết liền của của Hoàng Xuân Hãn cũng vậy. Trong (lời) Tựa cuốn Danh từ khoa học, xuất bản năm 1942, ông dùng gạch nối cho các từ ghép và từ láy nhưng không nhất quán. Viết tự-điển, khoa-học, danh-từ, tương-đương, cựu-học, chu-đáo, hiếm-hoi, lầm-lỗi,… nhưng lại viết quyết định, nước nhà, bó buộc, bắt bẻ, xưa nay, tóm tắt, may mắn, chậm chạp,… Khi tái bản (1946), trong Nguyên tựa, ông bỏ gạch nối, thay bằng viết liền: khoahọc, danhtừ, pháthành, xuấtbản, thuậntiện, rõràng, dodự,… thế nhưng cũng không nhất quán khi viết giải thưởng, mách bảo, sửa soạn, ít nhiều,… Và rất mâu thuẫn khi viết hàmsố (viết liền), mà lại viết số thương (viết rời).

Hoàng Xuân Hãn là nhà khoa học lớn, có nhiều cống hiến, ai cũng biết thế, nhưng không phải tất cả mọi ý kiến của ông đều đúng. Hơn nữa ấn phẩm trên là một trường hợp hiếm hoi, mang tính đề xuất, thử nghiệm, sau này cũng không thấy ông nhắc lại. Nó không được cuộc sống chấp nhận vì cả tính khoa học (không phù hợp với tiếng Việt – ngôn ngữ đơn âm) và cả tính khả thi (khó xác định ranh giới từ) như đã nói trên.

Chúng tôi muốn đưa thêm ý kiến của một số nhà khoa học về quan hệ chữ – tiếng của chữ QN.

Theo học giả Cao Xuân Hạo, việc dùng chữ QN thực ra là không phù hợp với đặc thù của tiếng Việt. Với đặc thù đơn âm, tiếng Việt thích hợp với thứ chữ mang “diện mạo tổng quát” (gestalt), như chữ Hán chẳng hạn, tức mỗi chữ là một “hình ảnh”, chứ không phải mỗi chữ ghi lại cái chuỗi âm tố mà thực ra thính giác con người không thể nhận ra được. Trong khi các tiếng châu Âu, về nguyên tắc, các âm tố trong từ đều hiển hiện khi phát âm.

Tuy vậy, do nắm được cái đặc thù đơn âm ấy của tiếng Việt nên những người chế tác ra chữ Quốc ngữ đã rất sáng tạo, đó là dùng lối viết rời từng âm tiết. GS. Nguyễn Quang Hồng đã chỉ ra hai đặc điểm của chữ QN trong quan hệ với đặc điểm của tiếng Việt[vi], đó là:

– “Nếu như các văn tự Latin khác đều lấy từ làm đơn vị để viết chữ (nghĩa là trong một từ, các chữ cái được viết liền với nhau một mạch), thì ở chữ QN của người Việt Nam đơn vị của một khối chữ tách biệt trong dòng viết là từng âm tiết một, chứ không phải là chỉnh thể từ ngữ”.

– Dùng dấu phụ một cách đậm đặc (vì không liên quan đến vấn đề đang bàn, nên không trình bày ở đây)

Theo Nguyễn Quang Hồng, chữ QN đã kế thừa chữ Hán và chữ Nôm. Chữ QN “tỏ ra rất thuận tiện đối với người bản ngữ”. Và: “Viết rời âm tiết một, chữ QN cất bỏ được một gánh nặng không cần thiết cho người viết chữ vì như thế là khi viết người ta khỏi phải làm cái công việc rắc rối là phân chia lời nói thành các đơn vị từ. Bởi vì đối với tiếng Việt, ranh giới từ ngữ là câu chuyện cực kỳ phức tạp, trong khi đó thì ranh giới âm tiết lại luôn luôn là sự thực hiển nhiên trong lời nói, ai cũng có thể xác định được một cách dễ dàng”.

GS. Nguyễn Quang Hồng viết tiếp: “Viết rời âm tiết và đánh dấu phụ là thành tựu mà những người xây dựng chữ QN đã đạt tới sau một quá trình lựa chọn, sáng tạo cách viết và thâm nhập dần vào bản thân tiếng Việt. Đó quyết không phải là cái gì ấu trĩ, thô vụng, bất cập của chữ Việt Latin so với các hệ thống chữ viết Latin khác. Ngược lại, chính đã không máy móc lặp lại hoàn toàn khuôn mẫu có sẵn, chính sự thoát ly ít nhiều khỏi hình ảnh của chữ viết ghi âm các tiếng châu Âu một cách hợp lý đó (đồng thời kế thừa truyền thống viết rời từng âm tiết một của chữ Nôm – vốn dĩ thích hợp với đặc điểm loại hình của tiếng Việt), đã làm thành một trong những nguyên nhân cơ bản đảm bảo cho công cuộc cải cách chữ viết diễn ra trong quá khứ (từ chữ Nôm kiểu Hán tự chuyển sang chữ QN Latin hoá) dẫn đến thành công một cách vững chắc vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX này”.

Chúng tôi muốn nói thêm tác động ở chiều ngược lại: Theo cảm nhận của chúng tôi, với cách viết rời từng âm tiết, chúng ta đã làm biến đổi phần nào chữ viết La tinh. Vốn từ một thứ chữ hoàn toàn ghi âm, các con chữ La tinh khi dùng làm chữ QN đã trở thành một thứ chữ có tính ghi ý (xin nhắc lại, tôi dùng chữ “có tính ghi ý” chứ không phải “ghi ý”). Bởi ta thấy các hiện tượng  sau:

– Quan hệ âm – chữ viết của chữ QN không phải là quan hệ mỗi âm tố – mỗi ký tự (chữ cái) như các tiếng châu Âu, mà là quan hệ mỗi khối âm (âm tiết, tiếng) – mỗi khối chữ (một chữ), giống phần nào với nguyên tắc của chữ Hán, chữ Nôm. Số chữ do đó tương đương với số lượng âm tiết có trong ngôn ngữ. (Nó khác hẳn các tiếng châu Âu: số chữ phải tương đương với số từ vựng). Điều này rất có ý nghĩa khi học chính tả tiếng Việt: không cần chú ý nhiều vào phát âm, ta vẫn hoàn toàn có thể viết đúng chính tả nhờ vào việc nhớ “mặt chữ”, bởi vì số lượng âm tiết – chữ là có hạn, ít hơn rất nhiều số lượng từ vựng. Thực tế, đa số chúng ta viết đúng chính tả là nhờ nhớ mặt chữ.

– Số ký tự (chữ cái) trong một chữ của chữ QN so với tiếng Anh, tiếng Pháp,… là rất ngắn (dài nhất như chữ nghiêng gồm 7 ký tự, tương đương những từ có số ký tự trung bình của tiếng Anh, trong khi tiếng Anh có những từ dài tới 19 ký tự). Cho nên để đọc chữ QN, ta không qua “ráp vần” mà nhận dạng diện mạo tổng quát (gestalt) chữ đó như một hình ảnh thị giác, tức là đọc thẳng từng chữ một. Cũng có nghĩa khi đọc chữ QN, cơ bản là do nhớ mặt chữ.

–  Còn có thể thấy tính ghi ý qua việc đọc các chữ viết tắt trong tiếng Việt, đó là đọc như khi viết đầy đủ: BS = bác sỹ,GSTS = giáo sư tiến sỹ, HTX = hợp tác xã, XHCN = xã hội chủ nghĩa (chứ không đọc bê ét, giê ét tê ét, hát tê ích-xì, ích-xì hát xê en-nờ). Tức là những chữ cái ở đây hoàn toàn để ghi ý, không liên quan gì đến phát âm nữa. Nó khác hẳn tiếng Anh, đọc từng chữ cái hoặc ráp vần các chữ cái ấy, tức là hoàn toàn theo nguyên tắc ghi âm: BBC = /bi:bi:si:/ (British Broadcasting Corporation, Tập đoàn Truyền thanh Anh), ASEAN = /æsi:æn/ (Association of Southeast Asia Nations, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

Tóm lại, các ý kiến trong bài viết Chuyện viết tiếng Việt của bạn HHM là quá chủ quan và quá vội vàng. Hai ý đầu tuy nhận định không đúng tình hình nhưng từ đó cũng đặt ra được vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Song ý thứ ba –  đề xuất lối viết liền từ thì quả là ấu trĩ. Bạn chưa thấy sự khác nhau cơ bản giữa tiếng Việt và các tiếng châu Âu, cho nên muốn rập khuôn theo cách viết liền từ của các ngôn ngữ châu Âu. Thế nhưng cách viết rời âm tiết trong từ của chữ QN đã là một quá trình tiếp thu có sáng tạo trên cơ sở chữ viết truyền thống và phù hợp với đặc trưng tiếng Việt. Theo tôi, việc dùng chữ cái La tinh nhưng lại ghi rời âm tiết là một sự sáng tạo tuyệt vời của những người chế tác và sử dụng nó, kể từ những người manh nha khởi xướng, như Gaspar do Amiral, Antonio Barbosa, Francesco Buzumi, Francesco de Pina, Cristoforo Borri cho đến người hoàn thiện nó – Giáo sỹ Alexandre de Rhode. Và đặc biệt là công lao của những trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX, những người đã mạnh dạn sử dụng nó, cổ vũ nhiệt tình cho nó, dùng nó thay thế cho chữ Hán (nhập ngoại) và chữ Nôm (chưa hoàn thiện). Cho đến nay, theo tôi, chữ QN đã hoàn thiện, không cần phải thêm bớt, cải tiến gì nữa.

Chú thích:

[i] http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=4277

[ii] Cách dùng I-ta-li-a, Ô-xtrây-li-a phổ biến ở thập kỷ tám mươi, chín mươi, nay có xu hướng quay trở lại dùng Ý, Úc trên các báo và và tạp chí.

[iii] Trước khi trở thành thuộc địa của Anh, Hồng Kông là một bãi đá vô danh, cho nên không có gì lạ khi nó không có trong “bản đồ trí tuệ” của người Việt Nam. Khi thuộc về Anh, Hồng Kông trở thành một trung tâm kinh tế, do đó, tên riêng này đi vào ngôn ngữ các nước theo cách gọi của người Anh là lẽ đương nhiên.

[iv] So với chữ Anh, trên một dòng, chữ Quốc ngữ có nhiều chỗ trống hơn (do viết rời từ) nhưng vì các chữ có độ dài tương đương nhau, không có chữ quá dài hoặc quá ngắn cho nên lại không mất những khoảng trống lớn khi cân dòng như trong chữ Anh. Và do đó tương quan chung lại ngang nhau.

[v] Chúng tôi dùng thuật ngữ âm tố (thể hiện là bộ phận của âm tiết) cho dễ hiểu với đa số bạn đọc, thay vì âm vị, chính xác nhưng khó hiểu hơn.

[vi] Nguyễn Quang Hồng: Đặc điểm của chữ Việt La tinh trong quan hệ với đặc điểm của tiếng Việt, TC Ngôn ngữ số 2-1992.



ảnh trên net