10/12/13

Yesterday Once More - Carpenters

Yesterday Once More do Richard Carpenter sáng tác và nằm trong album Now and Then phát hành năm 1973. Nội dung kể lại kỷ niệm của một fan mê giọng hát một ca sĩ qua radio ..

When I was young I'd listen to the radio
Waitin' for my favorite songs
When they played I'd sing along, it made me smile 

Ai trong chúng ta chẳng có những bài hát kỉ niệm của riêng mình, để mỗi khi những nốt nhạc thân thương ấy vang lên lại khiến lòng ta nao nao xao xuyến với những buồn vui một thủa ..

Those were such happy times and not so long ago
How I wondered where they'd gone
But they're back again just like a long lost friend
All the songs I loved so well

Giọng ca ấm áp của Karen đưa ta về một thời để nhớ để quên ..

Lookin' back on how it was in years gone by
And the good times that I had
Makes today seem rather sad,
So much has changed

All my best memories
Come back clearly to me
Some can even make me cry, just like before

Nhưng dù chúng có make me sad, thậm chí make me cry thì vẫn tks to Carpenters so much ... Vùng trời hoài niệm vẫn là nơi chốn bình an để quay về ..

Those old melodies still sound so good to me
As they melt the years away

It's Yesterday once more. Mời nghe



The Carpenters là một ban nhạc gia đình Mỹ gồm hai anh em ruột. Người anh Richard phụ trách hòa âm phối khí và chơi keyboards. Cô em Karen sinh 1950 tay trống kiêm giọng ca chính. Ban nhạc nỗi tiếng trong thập niên 197x, khi mà mọi ban nhạc đều chơi rock mạnh mẽ hoang dã thì anh em nhà Carpenters đi cover lại những bản nhạc vang bóng một thời và chơi lại theo một phong cách mới, nhẹ nhàng trầm lắng, và lập tức được mọi người đón nhận mà kết quả là giải Grammy 1970 cho Best New Artist và Best Contemporary Vocal Performance by a Duo, Group or Chorus cho Close to you và đến 1971 một lần nữa giành Grammy cho Best Pop Vocal Performance by a Duo or Group.

Người ta ước tính tổng số lượng đĩa đơn và album bán ra của Carpenters đã vượt ngưỡng 100 triệu bản, khiến họ là một trong những nghệ sĩ có số lượng đĩa nhạc bán nhiều nhất thế giới.
Ban nhạc tan rã năm 1983, sau cái chết của Karen do bệnh biếng ăn.
Năm 2000 Carpenters đã được giải Grammy cho Đỉnh cao sự nghiệp với Close to You

Năm nay 2013, kỉ niệm 30 năm ngày mất của cô em Carpenter, RFI có một chương trình dành cho nhóm nhạc này do Tuấn Thảo phụ trách, mời nghe.

30 năm ngày giỗ ca sĩ Karen Carpenter


đọc: Kỉ niệm 30 năm ngày giỗ ca sĩ Karen Carpenter
Tuấn Thảo

5 giải Grammy, 10 album, 100 triệu đĩa hát bán chạy trong vòng 14 năm liền. Ít có ban nhạc nào ăn khách đều đặn và liên tục như ban song ca người Mỹ The Carpenters. Trên tột đỉnh danh vọng, đà thành công của nhóm này đột ngột bị gián đoạn với cái chết của Karen Carpenter vào năm 1983, cách đây vừa đúng 30 năm.

Có nhà phê bình cho rằng giọng ca của Karen không khỏe khoắn, không đầy kỹ thuật luyện thanh như các diva nhạc pop thời nay. Một giọng ca như vậy chưa chắc gì sẽ lọt qua các vòng tuyển của các cuộc thi hát truyền hình như "The Voice" hay là "American Idol - Thần tượng nước Mỹ". Nhưng thay vì đầy nội lực, giọng ca Karen Carpenter lại tràn sức sống nội tâm.

Một giọng ca nhung trầm, dung dị mà biểu cảm, như lời thoại tiếng thầm khe khẽ bên tai. Đối với giới hâm mộ, Karen không phải là hình tượng của người tình, mà lại là một người bạn, một người chị. Những bài hát của cô có tác dụng của những lời vỗ về an ủi, cho tâm hồn một chút hơi ấm, cho tim buồn bớt quạnh vắng đơn côi.

Ngày Karen Carpenter vĩnh viễn ra đi, đột qụy đứng tim do chứng bệnh biếng ăn, ban nhạc người Mỹ The Carpenters coi như không còn lý do để tồn tại. Tài hòa âm, chơi đàn của người anh trai Richard, trở nên vô hiệu với cái chết của cô em gái. Kẻ ở người đi, nhóm Carpenters đánh mất vầng hào quang sáng ngời khi tiếng hát của Karen vĩnh biệt cõi đời


Sinh trưởng ở New Haven, bang Connecticut, Karen vào nghề ca hát là nhờ vào sự dìu dắt của người anh trai Richard, lớn hơn cô 4 tuổi. Thời niên thiếu, hai anh em có tánh tình rất khác nhau. Richard trầm mặc ít nói, suốt ngày ở trong nhà nghe nhạc và chơi đàn piano, trong khi Karen thì lại ngỗ nghịch như con trai, mê thể thao và thích rong chơi ngoài đường. Có lẽ cũng vì thế mà sau này, khi bắt đầu chơi nhạc, Karen chọn bộ trống làm nhạc cụ sở trường, một điều tương đối hiếm trong các nghệ sĩ phái nữ thời bấy giờ.

Thời còn học trung học, Karen tham gia vào hai ban nhạc jazz của người anh trai là The Richard Carpenter Trio và Spectrum. Đến khi các nhóm này rã đám, hai anh em tiếp tục ca hát và chính thức chọn nghệ danh Carpenters, khi ký hợp đồng ghi âm vào tháng Tư năm 1969. Hai anh em thu hút sự chú ý ngay từ album đầu tiên đề tựa Offering, tập nhạc này sau đó được tái bản với tựa đề Ticket to Ride, trong đó nhóm Carpenters có ghi âm lại ca khúc nổi tiếng của nhóm Tứ Quái The Beatles.


Trong album thứ nhì phát hành vào năm 1970, Carpenters chọn ghi âm lại nhạc phẩm Close to you của hai tác giả Burt Baccharach và Hal David làm ca khúc chủ đề. Bài này ban đầu do nam diễn viên Richard Chamberlain thu thanh vào năm 1963, tức cách đây đúng nửa thế kỷ, nhưng phải chờ đến phiên bản do nhóm Carpenters ghi âm 7 năm sau, thì bài hát mới nổi tiếng trên khắp thế giới.

Từ album này trở đi, ban nhạc áp đặt tên tuổi của mình với 14 ca khúc đứng đầu bản xếp hạng trên thị trường Hoa Kỳ, xen kẽ các bản nguyên tác của nhóm như bài Yesterday Once More hay Top of The World với những sáng tác của nhiều tác giả khác như bản Superstar của Bonnie Bramlett & Eric Clapton & Leon Russel. Bản nhạc Desperado của nhóm The Eagles, Solitaire của Neil Sedaka hay bài Jambalaya của Hank Williams …

Nhờ vào tài nghệ chơi đàn và hòa âm của Richard, mà đa số các bản cover của Carpenters, tuy là phiên bản ghi âm sau lại vượt trội so với nguyên tác. Đó là trường hợp điển hình của bài The End of the World do ca sĩ nhạc country Skeeter Davis ghi âm lần đầu tiên vào năm 1963, để rồi phá kỷ lục số bán với phiên bản của Carpenters 10 năm sau đó. Bài hát Superstar từng được nhiều nghệ sĩ thu thanh trong đó có Bette Midler hay Joe Cocker, nhưng không xuất thần bằng phiên bản của nhóm Carpenters.

Nhờ vào chất giọng nhung trầm, mượt mà và mềm mại như nhung lụa, trầm tĩnh lung linh như mặt hồ chưa gợn sóng, Karen Carpenter thổi vào khung trời hoài niệm một luồng gió : Mát mà tĩnh mặc, nhẹ mà u uất. Chất giọng contralto của Karen ấm áp tràn đầy nhờ hát giọng ngực ít khi nào hát chẻ giọng óc, nhờ vậy mà cực trầm trong cách luyến láy, cực sang trong lối nhả chữ.

Lối hòa âm đa tầng của Richard Carpenter khai thác tối đa các cung bậc thấp để giúp Karen phát huy trọn vẹn độ dài thang âm trong mỗi lần ngân giọng. Độ ngân giọng càng dài, tình cảm càng bàng bạc man mác. Nhạc cụ yêu chuộng của Karen từ thuở thiếu thời là bộ trống. Vì thế cho nên giọng ca này rất vững trong cách nắm bắt từng nhịp điệu, hát chậm mà không lê thê, hát nhanh vẫn không dồn dập. Lối hát rất vững nhịp đó giúp cho Karen Carpenter có một lối phát âm nhả chữ độc đáo khác thường.

Có lúc giọng ca này hát đùa với nhịp điệu, chậm hơn một chút so với tiếng gõ nhịp. Sinh thời, Frank Sinatra tận dụng kỹ thuật này để hất câu, đá chữ. Karen Carpenter biến nó thành nghệ thuật để tăng thêm chiều sâu trong những nốt trầm, thăng hoa ca từ và cách diễn đạt ý tứ.

Những yếu tố đó có thể giải thích vì sao trong các bản nhạc của Carpenters, dù là nguyên tác hay phiên bản cover vẫn toát lên một sức cuốn hút kỳ lạ. 30 năm sau ngày qua đời, chất giọng của Karen Carpenter vẫn giữ nguyên ma lực quyến rũ đối với người hâm mộ : cốt cách thiên thần, hồn phách liêu trai.


8 nhận xét:

  1. Ui da ! Cảm ơn Đại ca nha , nhắc lại bao kỷ niệm của ban nhạc này , một thời SG cafe , trong những buổi tụ tập của bọn lau nhau chúng em toàn nghe họ hát , những năm đầu của thập niên 90 .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hu hu em nhớ òi Đại ca , 88 , 89 ... cafe Rex trệt , cafe Eden trệt Đồng Khởi (bây giờ là Vincom 2 đó), Cafe Cotinental ngồi lề đường các buổi chiều tà nghe nhoạc . Lúc không có xiềng ngồi đỡ bậc nhà hát TP ngóng cổ qua nghe ké . :D
      Ôi SG còn đâu những ngày yên bình toàn xe đạp , đường phố sạch trơn se se lạnh buổi chiều gần noel .

      Xóa
    2. Hì, giá Yesterday once more nhỉ. :(

      Anh cũng rất thích nhom nhạc này từ trước 1975 ... Cũng nhiều kỉ niệm lắm, như Beatles .. Để lai rai đưa lên em nghe cùng cho vui nhé :d

      Xóa
    3. Hic! em cũng thích nhóm này... những năm 89 khi "trình tiếng anh" của em lúc í là con số 0 tròn trĩnh nhưng cứ thích nhờ anh con bác viết theo kiểu phiên âm cho rồi hát theo cái băng cattseet rột roẹt í...Cảm ơn anh đã post lên nha :D :X :X

      Xóa
    4. My pleasure :d Rất vui em cũng thích Carpenters.

      Xóa
  2. Em rất yêu quý giọng hát khá đặc biệt của Karen C. Nhưng những bài hát để lại ấn tượng nhứt trong em cũng chỉ có chừng này thui: Yesterday once more, Top of the world, The end of the world, Close to you, Superstar.
    Riêng The end of the world thì em chết Skeeter David cơ. Giọng cổ đúng với tinh thần của bài hát hơn, đúng với tinh thần “the end” hơn. Nghe là cảm nhận được ngày tận thế vì you don’t love me anymore huhuhu…
    Mời Khùng nghe: http://youtu.be/sonLd-32ns4

    Trả lờiXóa
  3. Quên, bài bình của Tuấn Thảo rất thú vị, tks Khùng nhìu nhìu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. no have what :d

      Post lại bài hát

      http://youtu.be/NZ5WeXtOacU

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)