1.
Nghe tắc kè kêu trong thành phố
(click) đọc thơ
Tắc kè...
tắc kè...
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?
Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng vọng về
Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia
dưới lá là hầm, là tăng, là võng
là cơn sốt rét rừng vàng bủng
là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn...
Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn
ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ
đêm trăn trở đố nhau:
bao giờ về thành phố?
con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!
Sắp về!...
sắp về!...
người bạn tôi rung võng cười khoái trá
ấy là lúc những cánh rừng trút lá
mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tư
Ăn tết rừng xong
từ giã chú tắc kè
chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ
các binh đoàn tràn vào thành phố
đang mùa thay lá những hàng me
Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè
chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy
cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy
hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay
Người bạn tôi không về tới nơi này
anh gục ngã bên kia cầu xa lộ
anh nằm lại trước cửa vào thành phố
giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh
Đồng đội, bao người không "về tới" như anh
nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa...
tất cả họ, suốt một thời máu lửa
đều ước ao thật giản dị:
sắp về!
Qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè
Tôi giật mình
nghe
có ai nói ở cành me:
sắp về!...
tp. Hồ Chí Minh, Tết Mậu Ngọ, 1978
Nguồn: thivien.net
2.
Lạng Sơn 1989
(Tặng một người dưng)
Ta về thăm chiến trường xưa
Em - hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân
gió đi để lại mưa dầm
người đi để buốt dấu chân trên đường
Đồng Đăng... Aỉ Khẩu... Bằng Tường...
chợ trời bán bán buôn buôn tít mù
ta đầy một bị ưu tư
giá như cũng bán được như bán hàng
Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A Qui túm tóc Chí Phèo
để hai bác lính nhà nghèo cùng thua
Nỗi Tô Thị xót xa chưa
giá như đừng biết ngày xưa làm gì
giá như đá chả vô tri
để ta hỏi lối trở về thiên nhiên
Giá như ta chớ gặp em
để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng
giá như em đã có chồng
để bòng bong khỏi rối lòng người dưng.
Cũng năm 1989, Nguyễn Duy có mặt trong đợt rút quân cuối cùng của bộ đội VN khỏi Campuchia. "Tôi nhìn những người dân Campuchia đen đúa, đói khổ và nghĩ: Sau khi bộ đội Việt Nam rút đi, quân của Polpot, Hunsen, Ranahdit... phe này phe kia đánh nhau lung tung beng cả lên thì những người dân đói khổ kia sẽ ra làm sao? Tự nhiên tôi thấy xót lắm. Cái lúc mà mình ở trong một cuộc chiến tranh mình không cảm thấy hết, bằng khi mình đứng ở ngoài nhìn vào cuộc chiến tranh của một dân tộc khác." Và ông viết
Đá ơi
Ta mặc niệm trước Ăng-co đổ nát
đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người
Đá ơi
xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình!
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại...
Bút ký của một cựu binh VN trong trận chiến biên giới 1979 gặp lại những người lính phía bên kia năm ấy:
Trả lờiXóa[color="blue"]"Chúng ta đang sống, nói cười như người bình thường, chỉ một tiếng kèn hiệu ta bỗng biến thành người khác."
Xie Yong Gui, từng là lính pháo binh của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam[/color]
Click link đọc bài: Gặp người lính ở bên kia biên giới