6/3/14

Tín ngưỡng phồn thực nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử

1. Mời xem: Thông Điệp Từ Những Di Sản: Văn hóa phồn thực, phim do Cục Bản Quyền Tác Giả Văn Học - Nghệ Thuật thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin sản xuất năm 2005



2. Bài viết của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Đỗ Lai Thúy

Tín Ngưỡng Phồn Thực Nhìn Từ Góc Độ văn Hóa Lịch Sử

Một người tiền sử nào đó, một hôm vô tình hay hữu ý, chuyển từ đẽo đá sang mài đá đã làm một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong đời sống nhân loại. Công cụ đá mới đã đẻ ra năng suất mới trong hoạt động săn bắt và hái lượm. Đồ ăn không hết, phải lo để dành. Từ đó nảy sinh ra chăn nuôi và trồng trọt.

Người nông phu và kẻ mục phu có ước vọng nhân nhanh những cá thể: cây cối hoa sai quả đậu, vật nuôi sinh năm đẻ bảy, thậm chí con người cũng phải "sòn sòn năm một" để lấy thêm sức lao động. Nhu cầu hiện thực dễ chuyển hóa thành nhu cầu tâm linh, bởi lẽ tâm thức nguyên thủy coi mọi sự ở thế giới thực đều có nguyên nhân nằm khuất trong thế giới huyền. Cái không nhìn thấy chi phối các nhìn thấy, huyền quan trọng hơn thực. Người ta, thờ cúng để cầu phồn thực phồn sinh.

Tín ngưỡng phồn thực (culte de fécodité) là một hiện tượng tôn giáo có tính toàn thế giới. Hầu như ở đâu ngày nay người ta cũng bắt gặp những vết tích của nó. Những hình vẽ trong hang động, những tượng đá cổ sơ nhất đào được ở nam Pháp, bắc Tây Ban Nha... là những người đàn bà đầu nhỏ, mặt mũi không rõ nét, nhưng mông, vú, âm vật thì rất to. Các nàng vệ nữ nguyên thủy này thời ấy được ôtn sùng chỉ vì sự mắn đẻ. Các cơ quan sinh sản được đặc tả để nói về sự sinh sản. Tục thờ sinh thực khí và những gì nhắc đến sinh thực khí và ước vọng phồn vinh. Người cổ sơ tin rằng, năng lượng thiêng ở thiên nhiên ha ở con người có khả năng truyền dẫn sang vật nuôi và cây trồng.

Không có đâu như ở Ần Độ, Nêpan (thậm chí với cả các nền văn hóa ngoại Ần như Chămpa), tục thờ Linga-yoni (dương - âm vật) phổ biến đến như vậy. Đó là hai vị thần, hai nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ, phân biệt và hòa hợp với nhau để sinh ra vạn vật ở các ngôi đền Ần giáo, Phật giáo Mật tông, trên mặt tiền, dưới chân cột hoặc trong nội điện đầy các tượng thần nam, nữ đang ở trạng thái cương cứng hoan lạc. Người xem tưởng như đang đọc các hình minh họa ở trong những cuốn sách dạy kỹ thuật như Dục lạc kinh (Kamasutra), Tố nữ kinh vườn hương... Tuy không giàu chất tâm linh như dân Ần, nhưng với cái đầu óc khái quát cao, người Trung Hoa nâng cái yếu tố đực cái thành hai nguyên lý phổ quát là âm và dương. Sự kết hợp âm dương sinh thành mọi vật.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực không mang tính vũ trụ luận, cao và xa như ở Trung Hoa và Ần Độ. Nó còn ở trạng thái tự nhiên như cây cỏ, bò lan trên mặt đất và cắm sâu rễ vào lòng đất. Mảnh đất gió mùa nhiệt đới, tuy được lợi về ánh sáng và độ ẩm, nhưng không hẳn đã màu mỡ. Hơn nữa, hệ sinh thái tiền sử xứ này, thực vật nhiều hơn động vật, số lượng loài nhiều và số lượng cá thể trong mỗi loài thì ít. Sự không ưu đãi đó của thiên nhiên, nhất là khi chuyển sang trồng lúa nước ở một châu thổ chưa hẳn định hình, công cụ sản xuất chủ yếu là đồ đồng, đã làm cho nhiều người Việt Nam từ xưa đến nay, lâm vào cảnh "sống được là may". Do đó, sống được như một nguyên tắc thiết cốt, trên hết, một cái gì đó như là "đạo sống", "đạo sinh tồn". Tâm thức đó là nền móng vững chắc của tín ngưỡng phồn thực trong một vũ trụ quan đậm màu sắc vật linh luận, dẫu được gói kỹ bằng các lớp phủ như của lễ thức, lễ nghi Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo.

Tín ngưỡng phồn thực trước hết biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí, biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài. Hiện nay khó nhìn thấy tục này ở dạng nguyên sơ, hay tượng hình thô tháp như linga-yoni Chăm. Đúng hơn, là người ta thường bắt gặp những bóng dáng của nó. Cột đá chùa Dạm ở Hà Bắc là biểu tượng của linga. Cây cột đá ở Vũ Ninh tương truyền nơi Thánh Gióng buộc ngựa cũng là linga. Các giếng nước ở đền, chùa như giếng Tiên ở Lạng Sơn, giếng Ngọc ở đền Hùng đều là hình tượng yoni. Linga-yoni thấp thoáng có mặt ở khắp nơi: cây gây chọc lỗ để gieo hạt, cái cày cày xuống lòng đất mẹ, chày và cối, bánh chưng (gói vuông) và bành dày (gói dài), chiếc chìa vôi cắm vào bình vôi, đũa bông cắm vào bát cơm quả trứng trên quan tài người chết, cái roi ngựa (cái hoa tre) của Phù Đổng trong ngày hội Gióng... Mỗi biểu tượng này đều có những ý vị riêng biệt, nhưng chung một triết lý phồn thực. Cái cày (tục ngữ: ngủ ngày "cày" đêm) là biểu tượng dương vật giao hợp với đất mẹ để sinh sản ra hoa trái. Bình vôi cắm chìa có mặt trong mỗi gia đình là biểu hiện của sự hòa hợp, động tác rút ra đút vào khi lấy vôi tiêm trầu nhất là trầu cưới, chỉ sự giao hợp năng sinh năng bản. Dủa bông cắm trên bát cơm là cầu mong cho người chết được tái sinh trong kiếp khác. Cướp hoa tre trong hội Gióng là để lấy khước. Hiện nay một số gia đình ở thôn quê vẫn còn treo hình tượng nõ nường lên giàng bầu, giàn bí để được sai quả.

Tục thờ sinh thực khí thường liên quan đến các hành động tính giao. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có 4 khối tượng nam nữ đang giao phối. Khối tượng dài 8cm, cao 3,5cm tạc hình đôi nam nữ chồng lên nhau, tư thế điển hình nhất của con người. Người đàn bà vú nhọn, hai tay ôm đỡ người đàn ông. Người đàn ông hay tay ôm quấn lấy bạn tình, dương vật lớn quá cỡ. Người xưa tin rằng, hành động giao ohối của con người sẽ gây cảm ứng sang muôn vật. Bởi vậy, có nơi vào ngày gieo trồng, họ mang nhau ra bờ bãi để giao hợp. Ở Bắc bộ đàn bà khi cấy lúa thường kể chuyện tục. Gầm giường các cặp vợ chồng mới cưới thường để khoai giống, thóc giống... Mùa trồng trọt thường được bắt đầu bằng hội xuống đồng hoặc lễ tịch điền, trong đó nhà vua cày những luống đầu tiên.

Liên quan đến tục thờ sinh thực khí và hành vi tính giao là tục thờ cây thờ đá, và các nghi thức có dính đến rước (biểu tượng của tinh dịch). Cây và đá được thờ vì chúng mang nữ tính: đá cũng mọc như cây, đều mang mầm mống của sức sống. Tục thờ các ông Đổng ở đồng quê Bắc bộ cũng bắt đầu bằng tục thờ đá (chữ đổng là rút gọn của pù-đổng tiếng Tày Thái là núi đá). Ở nhiều nơi hiện còn cầu cùng những hòn đá thiêng, hoặc những đống đá (có khi chỉ đống đất so mối đùn). Mỗi khi đị chợ hoặc đi làm ăn qua đấy, người ta đều bỏ thêm vào một hòn đá để cầu may. Những người hiếm con đi chùa Hương để xin đá cô đá cậu. Thậm chí, cạo bột đá ở đống thóc đụn gạo mang về để lấy sự phồn vinh. Trẻ em khó nuôi thường được "ăn mày" (giao làm con nuôi) thần đá. Có lẽ nguồn gốc của giả sơn là ở tục thờ đá. Xưa kia núi giả thường được đặt vào những nơi thờ nữ thần.

Tín ngưỡng phồn thực phát triển rất mạnh suốt thời Bắc thuộc, mặc dù lúc ấy tam giáo đã xâm nhập vào đất Việt. Dĩ nhiên, bấy giờ đã diễn ra quá trình đan xen văn hóa giữa các tín ngưỡng bản địa và tôn giáo ngoại lai. Nhưng sự biến đổi của hai bên chỉ thật sự mạnh mẽ khi bắt đầu kỷ nguyên độc lập. Phật giáo trở thành tôn giáo chủ đạo, phần nào được nhà nước hóa. Phải nói rằng, Phật giáo đã có những đóng góp không nhỏ cho văn hóa Việt Nam. Nó giữ vai trò cơ chế thống nhất tư tưởng sau khi đất nước thống nhất địa lý. Nó mang đến thái độ khoan hòa, lòng nhân ái và tư tưởng bình đẳng. Với nhiều thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã xuất hiện những tư tưởng triết học, những thắc mắc bản thể luận. Nhưng Phật giáo với tư cách là quốc giáo cũng đã chèn ép các tín ngưỡng bản địa. Sử cũ còn ghi chuyện Trần Nhân Tông, vị vua hai lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, sau khi từ bỏ ngôi vua, làm Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ, đã đi khắp nơi thuyết pháp để loại bớt các dâm thần và dâm từ. Tín ngưỡng phồn thực, trước tình thế đó, phải hóa thân vào Phật giáo để tồn tại.

Chùa Dâu có lẽ là hiện tượng đặc trưng của sự hóa thân này. Sự thờ cây, thờ đá, thờ mẫu đã trở thành thờ Phật. Hòn đá biến thành Thạch Quang Phật. Bà Dâu là nhân vật trung tâm của Phật điện. Cùng với ba bà khác, đó là tứ pháp (may, mưa, sấm, chớp) để làm ra nước cho cây cối sinh sôi nảy nở. Những lễ rước nước, lễ tắm phật, những cơn mưa rửa chua (trước hội) đều dính dáng đến tín ngưỡng phồn thực. Thậm chí hình tượng hoa sen của Chùa Một Cột, qua giấc mơ của một ông vua nhà Lý, cũng chỉ là một lớp phủ Phật giáo lên cây hương thờ - một biến thể của Linga.

Đến thời Lê so với sự độc tôn Nho giáo, chính quyền trung ương được củng cố một bước nhờ một bộ máy cai trị là tầng lớp nho thư lại. Nho giáo thực dụng, đề cao đạo đức và tôn ti trật tự. Đình từ chỗ là trạm dịch chuyển thành đình làng và dần lấn át chùa. Nhà nước tiến hành sắc phong thành hoàng cho một loạt đình. Các thiên thần, nhân thần, nhân vật lịch sử trở thành người bảo trợ cho các làng. Trong đó không ít những dâm thần cũng trở thành thành hoang làng...

Như vậy, tín ngưỡng phồn thực có một sức sống mãnh liệt trong đời sống tâm linh Việt. Nó không chỉ hóa thân vào Thần, Phật để tồn tại mà còn buộc Thần, Phật cũng phải thay đổi theo nó. Quan Thế Âm Bồ Tát vốn là đàn ông; vậy mà sang đến Việt Nam đã trở thành đàn bà: Phật Bà Quan Âm. Đằng sau các lễ hội, dẫu mang tính chất chính thức đến đâu, người ta cũng thấy dấu vết của các hội xuân, hội mùa mà hạt nhân của nó là tín ngưỡng phồn thực. Hơn nữa, đối dụng với phần lễ mang tính chất chính thức, nghiêm trang bao giờ cũng có phần hội đậm chất dân gian, vui nhộ. Hội làng Đức Bắc huyện Lập, Thạch Vĩnh Phí có tục rước nõ nường (chày gỗ vông và mo cau). Ở hội Chen làng Nga Hoàng, Quế Võ, Hà Bắc, sau khi tế lễ xong, trai gái tự do chen nhau, sờ soạng nhau. Cũng vậy, trong đêm "giã đám" ở hội La thị xã Hà Đông, người ta tắt hết đèn đóm để trai gái được tự do vui "Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy, vui thì cui thật chẳng tày rã La". Trong một số hội, các hành vi tính giao không chỉ có tính chất tượng trưng mà là "làm thực". Những đứa trẻ ra đời trong dịp này không hề làm cha mẹ chúng phải phạt vạ "gọt đầu bôi vôi", mà ngược lại còn được quý trọng hoặc được chính sách của Nhà nước ít nhiều khai phong dưới triều Mạc chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực đặc biệt phát triển. Cùng với chùa, quan, các đền, miếu cũng được xây dựng trở lại. Đặc biệt có chùa thờ Bà Banh, tượng nữ thần lõa lồ mà ai đến lễ bái đều phải lấy chiếc gậy gỗ chọc vào âm vật. Các nhân vật hề chèo, chú Tễu ra đời. Hát cửa đình thánh hát ả đào. Các trò hát ví, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo phát triển. Những chuyện tiếu lâm, những câu đố tục giảng thanh hẳn cũng ra đời vào lúc này. Thậm chí giữa chốn đình trung thâm nghiêm là những bức tranh khắc gỗ tả cảnh trai gái tắm ao, đùa rỡn nhau. Chính niềm tin vào sự phồn thực, phồn sinh khiến người ta không còn thấy những hiện tượng trên là nghịch mắt, nghịch tai nữa.

Như thế, tín ngưỡng phồn thực không phải là hiện tượng dâm dục, mà trước đây và ngày nay có người còn nghĩ như vậy. Nó là ước vọng "cơm no áo ấm" ngàn đời của dân tộc, một hiện tượng văn hóa - tôn giáo được thời gian lịch sử mã hóa, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và xử lý thận trọng.

nguồn: vietlyso.com

27 nhận xét:

  1. Đại ce ơi ! Đệ chả đọc được mấy entry này của Đại ce !
    Anh nghe bài này với đệ đi ...

    http://youtu.be/BnWYzGTGMms

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, biết mấy vụ phồn thực này em ko thèm đọc rồi, làm thôi :d

      tks em bản nhạc nhé. Em có cái gợi ý hay quá .. Sẽ mời em nghe nguyên album nhé :d

      Xóa
    2. Đệ đang muốn ra cầu Bình Lợi đây :(( :(( , muốn bình yên mà chẳng được bình yên á Đại ce !

      Xóa
    3. Á á á aaa á ! Đại ce cừi đểu đệ ! Đại ce liệu hồn đệ phang cho một chủi bi giờ , nãy giờ đệ mới hiểu ra . Hic hic ! B-)

      Xóa
    4. Bài tựa là Bình yên, nhưng nghe Quốc Bảo kể trong một bài phỏng vấn, anh ta viết khi mà lòng chơi vơi ko chút bình yên tí nào .. Viết như một ước vọng. Bản nhạc hay mà, hai bố con hát thật tuyệt. Thu hà trong hình trên xinh quá nhỉ.

      ----

      Thì rõ thế chứ cừi đểu gì nữa, sao dọa phang chổi hả :d Như anh ko có đùi gà ăn mới phải lăn tăn nhớ đùi gà chứ.

      Xóa
    5. @ PT: Nghe nói cầu Bình Lợi sắp sập òi... tìm chỗ khác để nhảy đê kẻo mai sập hẳn lấy cầu nào dọa anh đơi =))

      Xóa
    6. Khakhakha ! Linh Giang . Tớ dọa Đại ce mấy lần òi , lần đầu ảnh can , lần sau ảnh hỏi nhảy ở chỗ nào , còn bữa nay ảnh lơ ... hehehe . Đại ca lờn thuốc òi Linh Giang nên cầu Bình Lợi sập tớ ok ! Hic ! Tớ tìm chiêu dọa khác hic hic ! B-)

      Xóa
    7. À à ! Linh Giang rảnh vào đây nghe nhoạc , tám với tớ nha , tớ biết Linh Giang oách hơn tớ về lĩnh vực này .

      Xóa
    8. Anh có nhờ người quen gần cầu Bình Lợi, em mà nhảy cầu là nó báo ngay anh tới làm hô hấp nhân tạo, em yên tâm nhảy đi :d

      Xóa
    9. A a a a ! Đại ce liệu hồn , không được chơi chữ mần xấu đệ , đệ đục chít bi giờ .

      Xóa
    10. @ Anh K: Anh thật cao kiến.... Hô hấp nhân tạo cũng hấp rẫn như kiểu uống thuốc Nam thận bảo - Bổ thận nam... 1 người phẻ 2 người vui anh nhể =)) =))
      @ PT: Tớ vưỡn vầu nhà anh lục đồ - nghe nhoạc và 8 với bồ đấy thui...Anh viết - bồ bổ sung thêm các chủ đề - tớ hóng...với tớ thế là bình yên nhất đó :X :X :X

      Xóa
    11. Hì, nhân 8/3 chúc hai em luôn vui, khỏe nhé.
      Có ai chồng đi công tác xa chưa về thì có bài sáo anh vừa post đấy, gởi cho anh ta đi :d

      Xóa
    12. Cảm ơn Đại ca ! Hihihi ! Linh Giang đang chưa có quà 8/3 kìa Đại ca .
      Linh Giang ơi ! Kỳ này tớ bận mờ mắt , chả viết lách ,chả đọc được gì , tớ chỉ thích nghe nhạc thôi . Mình kết hợp giết anh Khung nha , cái tội hay chơi chữ móc méo !

      Xóa
    13. Hơ hơ... mùng 8/3 hiền thục chút đê PT ... có riết thì cũng kin kín cái mỏ chớ... nói oang oang dzị... anh đề phòng thì giết sao đặng hở bồ ui :)) :))

      Xóa
    14. @Mít: thấy LG than thở trên G+ anh chàng, who chồng LG, đi công tác xa, nên post bài Tiếng sáo gọi giúp LG đấy, ko biết có về kịp 8/3 ko :d

      @LG: anh bơi giỏi, chả ngán :))

      Xóa
    15. :)) :)) lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm, lời cây chanh chua...Còn tiếng sáo gọi bạn sao mà da diết thế...Tiếng sáo thân quen bình dị như khúc hát dân ca, dìu dặt thiết ta giục cánh cò bay lả,bay la...Tiếng sáo gọi giúp và bạn í ... hôm nay vẫn....chưa về :D

      Xóa
    16. bạn ấy vẫn chưa về .. nhưng sao cười tươi thế ? Quà về thay người cũng được, nhỉ :d

      Hai ngày nay mạng thật tệ. Ko biết các nơi khác sao nhỉ. Có ai cắt trộm cáp quang ngoài biển ko thế :(

      Xóa
    17. Èo! chả nhẽ người ta chưa về thì iêm phởi khóc toáng lên sao :)) dưng mờ "Em không đòi quà" đâu :P
      Mạng chỗ em cũng k phình phường như vậy đó anh. Thấy bảo sửa ngoài biển nên chập chờn cỡ 5 ngày anh ợ :(

      Xóa
    18. hì, ko đòi, chỉ chờ thui ;d
      uh, hai ngày nay cứ ca jat, down clip về xem off thui

      Xóa
    19. :D
      http://gioitre.com.vn/data/news/2013/4/17/51/chamngon228129jpg1366173259.jpg

      Em cũng tuyền phải xem "ọp" đơi nài :(

      Xóa
    20. Hì, hôm trước mạng chậm ko load được hình, giờ mới thấy .. Ghế trống trơn thế, chắc hai người gặp nhau, dắt nhau đi đâu rù nhỉ :d

      Xóa
  2. Anh chị có thể cho em biết bài nghiên cứu này được thực hiện từ bao giờ không ạ?
    mail em là heoxinh.heoxinhxinh@gmail.com phiền ad rep em sớm, em sắp nộp báo cáo khoa học ạ
    thanks

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn kiểm tra lại nhé: Bài có đăng trong cuốn Tình dục dưới góc độ văn hóa nxb Phụ Nữ 2006.

      Xóa
    2. Ko có gì, chúc em viết báo cáo tốt nhé.

      Xóa
  3. Keke... giờ ngoài post bài lên... anh còn là thư mục tra cíu..là thủ thư nữa òi :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trên kia hỏi dắt nhau đi đâu ko trả lời, xuống đây đánh trống lảng :d

      Xóa
Mẹo Comment

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Hình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)

Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>

Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:

:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng

Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons
:))
:D
:p
:)
:(
:-o
:-*
=))
:((
:-?
:-h
~o)
@};-
:D
[-X
=D>
*-:)
B-)
X(
:@)