Tiếng sáo Mèo như quen như lạ
Nửa giận hờn nửa khắc khoải nhớ thương
Câu hỏi rộn ràng gõ lên từng vách đá
Tiếng trả lời mong manh như sương (*)
Người Kinh gọi là sáo Mèo hay sáo H'Mong nhưng người H'Mong thì gọi nó là trà pùn tứ, thoạt nhìn đại khái cũng giống sáo trúc người Kinh thường dùng, là một ống trúc có độ dài khoảng từ 20 đến 45 cm, đặc biệt có loại dài đến 80cm, trên khoét một số lỗ bấm, lỗ thoát hơi .. nhiều ít tùy loại. Điểm khác với sáo trúc là ở một đầu ống sáo Mèo có gắn miếng gỗ chữ nhật nhỏ bên trong có lưỡi gà bằng đồng hoặc bạc gọi là lam. Khi thổi thì ngậm kín lam rồi thổi hơi ra. Âm vực của sáo Mèo cổ truyền chỉ độ một quãng 8. Tiếng sáo Mèo trầm ấm, thỉnh thoảng có những nốt nghe hơi rè tạo nên âm sắc rất đặc trưng, cái cảm giác lạ lẫm huyền bí âm u chốn rừng thiêng.. Giữa đêm khuya thanh vắng, hòa trong tiếng gió tiếng suối, tiếng côn trùng nỉ non, thỉnh thoảng tiếng vượn hú, tiếng mang tác, tiếng tắc kẻ chắt lưỡi .. chợt nghe tiếng sáo mèo đâu đó vọng về lúc khoan thai dìu dặt như lời thủ thỉ tâm tình, khi dập dồn rộn rã như reo vui mời gọi, bỗng chùng xuống chừng như đang trĩu nặng một nỗi nhớ thắt lòng .. Ai từng được nghe một lần âm điệu núi rừng da diết ấy chắc hẳn ko thể nào quên.
Mặc dù có loại sáo Mèo nhỏ dành cho nữ, nhưng nói đến sáo Mèo là nói đến các chàng trai H'Mong. Các chàng trai đi đâu cũng dắt chiếc sáo bên người, để giải khuây và cũng để chinh phục các cô gái. Tục xưa người con trai phải biết thổi sáo, thổi khèn. Ưa cô nào thì đêm đêm tới trước nhà cô trổ tài - nghe cứ như bên Tây thời xa xưa với những bản serenate nhỉ. Nếu điệu sáo điệu khèn làm cô gái xao lòng, cô sẽ ra tiếp chuyện, rồi hẹn thề, tính chuyện bắt vợ. Nghe nói trai H'Mong mà ko biết thổi sáo thì đừng mong có vợ - ấy là nói chuyện hồi xưa, giờ thì nghe nói cũng đã thay đổi nhiều ..
Một điều khá bất ngờ là người được tôn vinh Vua sáo Mèo lại là một người Kinh, Hà Nội gốc.
Nhạc sĩ Lương Kim Vĩnh sinh năm 1937, tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc; nhưng quê gốc là Hà Nội.
Ông mê tiếng sáo Mèo và bắt đầu học năm 1970 từ những nghệ nhân dân gian bậc thầy về sáo Mèo ở Lào Cai. Chẳng mấy chốc ông ko những nắm được cách sử dụng mà cả cách chế tạo sáo Mèo, và sau đó có những cải tiến quan trọng để mở rộng âm vực cây sáo cổ truyền, tăng khả năng diễn cảm của nó. Ngay trong năm 1970 này ông đem cây sáo mèo cải tiến tham gia hội diễn toàn quốc ở Quảng Ninh và đoạt HCV với bài sáo Đêm Trăng Bản Mèo.
Ông cũng đã mang cây sáo mèo đi biểu diễn ở nhiều nước như Liên Xô, Hàn Quốc .. đâu cũng rất được tán thưởng, thán phục. Còn với bà con dân tộc vùng cao ở Lào Cai thì ông là Vua Sáo Mèo.
Một số sáng tác nổi tiếng của ông: Đêm trăng bản Mèo, Lào Cai mùa xuân, Mùa xuân gọi bạn, Chợ phiên Bắc Hà …
Nhạc sĩ Lương Kim Vĩnh vừa mất năm 2011 tại Lào Cai. Mời nghe tiếp một số bài sáo Mèo do ông và một số nghệ sĩ khác trình diễn, ngoài ra còn có clip thu lại một chương trình Sắc Màu Văn Hóa được phát trên VTVC6 giới thiệu vị được mệnh danh là Vua sáo Mèo này.
(Click Play All nếu muốn nghe hết, click Playlist ở góc trên trái rồi chọn bài muốn nghe nếu muốn nghe từng bài)
-----
(*) thơ trên mạng - khuyết danh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi post
Chèn EmoticonsHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ),
Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui),
Video (từ Youtube)
Đổi cỡ, màu chữ:
[color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color]
(màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)
Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>
Chữ đậm <b> chữ đậm</b>
Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>
Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)
Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt:
:-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo
:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòng
Chú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)